Trong lùm xùm về sự lãng phí, mỗi năm người dân chi cả nghìn tỷ để mua sách giáo khoa (SGK), mới đây Bộ GD-ĐT ra chỉ thị về sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Sự lãng phí của SGK nhiều năm qua đang được người dân đề cập ở hai góc độ.
Thứ nhất, trong SGK có sẵn những câu hỏi và phần trống yêu cầu học sinh (HS) điền vào, trả lời.
Thứ hai, điều mà giáo viên (GV) và phụ huynh đều nhìn thấy là chất lượng in ấn, đóng SGK rất kém.
Với hai yếu tố đó, chỉ khi nào HS mua mà… không dùng hoặc rất ít sử dụng thì may ra cuốn sách mới có thể lành lặn để chuyển giao cho năm sau.
Mỗi năm, người dân bỏ ra cả ngàn tỷ đồng mua sách giáo khoa nhưng rất khó để tái sử dụng |
Thế nên yêu cầu HS giữ gìn sách, không viết vào sách với thực tế như vậy là không hợp lý, nếu không muốn nói là hài hước. Chưa kể, Bộ lại nhấn mạnh đến trách nhiệm của GV trong việc không gây lãng phí SGK thì đành phải nói đây là một sự "đánh đố" với người thầy.
ThS Vũ Hoàng Sơn, giáo viên tiểu học ở TPHCM cho hay, sách là do cho mẹ HS mua chứ không phải do nhà trường hay GV phát nên có thể nói, sách thuộc sở hữu của HS. Việc không viết, vẽ vào sách chỉ nên giáo dục, khuyến khích dạy trẻ giữ gìn, bảo còn còn nói yêu cầu không để HS viết, vẽ vào sách có thể là vi phạm quyền sở hữu của các em?
Thầy Vũ Hoàng Sơn nói thêm, văn bản yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, GV vi phạm là "trăm dâu đổ đầu tằm", làm khó cho GV. Nếu HS vẫn viết vào sách hoặc cha mẹ muốn các em viết vào để học thì GV cũng không thể can thiệp. Rồi nữa, 1 lớp sĩ số HS đông, GV không thể vừa giảng bài vừa "canh" xem trò có viết , vẽ,... vào sách hay không.
Có thể, tinh thần trong chỉ thị của Bộ là muốn tất cả các mọi người trong hệ thống giáo dục cùng quan tâm đến việc không gây lãng phí trong việc sử dụng sách. Thế nhưng, yêu cầu đặt ra đối với GV như một gáo nước lạnh với đội ngũ như thể họ là người… gây ra sự lãng phí này. GV lại thêm việc giám sát HS, còn các cấp quản lý lại thêm việc đi kiểm tra, giám sát GV trong việc này. Tất cả đều là thêm việc lên đầu, "thêm dây vào cổ" GV.
Cũng phải nói thêm, hiện nay rất nhiều phụ huynh họ muốn con khi học ghi nham nhở, đánh dấu bằng cách viết, vẽ, tô những phần quan trọng ngay vào sách. Nhất là khi sách đã có sẵn phần để trống này thì họ không muốn phải mua thêm cuốn vở, giấy ghi chú…
Một phần "vở" yêu cầu học sinh điền ở trong sách Toán lớp 2 |
Chị Nguyễn Quỳnh Giang, phụ huynh có con học tại Q.1, TPHCM cho hay, SGK rất rẻ và chất lượng sách thì… học thời gian là rời rạc, rất khó để giữ cho năm sau nên khi học, chị nói con, có gì đánh dấu ở trong, khi nhìn lại là con nhớ ngay. Sách đó không phải sách của thư viện, không phải của ngành phát nên chị với con toàn quyền sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Thế nên theo chị, ngành yêu cầu GV không để HS viết, vẽ trong rõ ràng là thêm việc không cần thiết và làm khó cho thầy cô.
Việc tránh lãng phí đối với SGK về căn cơ trước hết là ở phương thức in ấn một cách hợp lý, khoa học, chất lượng sách tốt để có thể “chuyền tay”, giúp người sử dụng thấy được tác dụng thật sự của việc giữ gìn, bảo quan sách. Hơn nữa, SGK cần mang tính bền vững để anh chị có thể trao tặng lại cho đàn em.
Giáo viên dạy Toán: 'Học sinh không thể học tốt mà không làm bài tập, viết vẽ lên sách giáo khoa'
Theo ông Trần Mạnh Tùng - giáo viên dạy Toán Trường Lương Thế Vinh, việc để học sinh làm bài tập lên sách giáo khoa ... |
Bộ GD&ĐT yêu cầu không để học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ra chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa lâu dài, học sinh không viết, vẽ vào ... |