Áp lực của giáo viên không chỉ là dạy học mà còn từ giáo án, sổ sách

Một giáo viên tiểu học áp lực nghề nghiệp rất lớn, chế độ chính sách chưa đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới tình yêu nghề của các thầy cô. 
ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach 'Lương thấp lại chịu nhiều áp lực, có giáo viên phải bỏ nghề để đi xuất khẩu lao động'
ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach Vụ hành hạ trẻ ở Mầm Xanh: 'Đừng gọi họ là giáo viên mầm non, chúng tôi thấy xấu hổ!'
ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach Giáo viên mầm non là một trong 10 nghề đáng sợ ở Mỹ
ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach Nỗi niềm cô giáo mầm non (P2): Áp lực, giáo viên bỏ nghề đi bán cơm

Hôm nay (14/12), ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức tọa đàm 'Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp'. Tham dự chương trình có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên phổ thông trực tiếp đứng lớp để chia sẻ ý kiến.

Nhà trường phải là chỗ dựa cho giáo viên

Theo TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội), ở nước ta vẫn tồn tại lối dạy chủ yếu là cung cấp kiến thức, chạy theo điểm số. Vì chạy theo thi cử, thành tích và chỉ tiêu thi đua nên nhiều trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh tự gây áp lực cho nhau.

ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach
TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Đình Tuệ.

"Nhiều trường chưa tạo ra được môi trường giáo dục thân thiện. Nhà trường phải là chỗ dựa cho giáo viên chứ không phải chỉ là phê bình, kỉ luật khiến cho các thầy cô ngày càng áp lực. Hơn nữa, việc tập huấn giáo viên cũng chưa đúng cách, chủ yếu là về chuyên môn, nặng về quán triệt, áp đặt quy định. Thậm chí có thầy cô đến tập huấn chỉ chụp ảnh rồi đăng lên mạng xã hội. Tập huấn tự nhận thức, trải nghiệm và tự thay đổi.

Giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho học sinh. Trong cách đào tạo của giáo viên cũng cần dạy đạo đức và giá trị tư tưởng. Dạy người không phải chạy theo thành tích. Ta nên dần thoát khỏi cách dạy về kiến thức, phải thay đổi cách thi cử. Có tới khoảng 70% giáo viên hiện nay được đào tạo theo cách cũ nên bảo thủ, khó thay đổi và cần phải được ngành giáo dục quan tâm xử lý.

Lâu nay, học sinh được dạy là phải ngoan, nên khi học sinh hư là giáo viên bức xúc, đánh học sinh, vì giáo viên nghĩ trách nhiệm của mình là đưa học sinh vào khuôn khổ. Khi bức xúc, các thầy cô hành xử không giống ai. Đó là là điều các thầy cô phải thay đổi", TS Nguyễn Văn Hòa cho hay.

Cũng theo ông Hòa, học sinh đi học về thường nhận được câu hỏi đầu tiên của cha mẹ là con hôm nay được mấy điểm? Do đó giáo viên càng bị áp lực. Phụ huynh áp lực lên con, nhà trường áp lực lên giáo viên. Cả hệ thống chạy theo áp lực điểm số và kết quả học. Ta chưa tạo được môi trường học đường thân thiện, trường chưa là chỗ dựa cho giáo viên, học sinh. Do đó, đề nghị Bộ GD&ĐT phải đứng ra đào tạo hiệu trưởng, bởi hiệu trưởng là người có thể chuyển biến giáo viên, phải là 'thầy của giáo viên'.

Áp lực của giáo viên tiểu học là không nhỏ

Bà Đỗ Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, với giáo viên tiểu học có đặc thù riêng với giáo viên của bậc mầm non hay THCS. Một ngày các cô phải dạy 7 tiết và soạn tương ứng 7 giáo án. Giáo viên tiểu học không chỉ dạy kiến thức mà còn chăm sóc học sinh cả về bữa ăn bán trú. Một giáo viên tiểu học phải có mặt tại trường từ 7h30 phút sáng và ra về sớm nhất cũng 17h.

ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach
Bà Đỗ Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Một học sinh đến trường thì có ít nhất 6 người cùng để ý, quan tâm gồm bố mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại. Khi có những sự việc gì phát sinh, giáo viên cũng áp lực lên mình tới 6 lần như vậy. Có những trường hợp học sinh nghịch quá mức, cô chỉ véo tai nhẹ nhưng không may cháu lại bị viêm tai giữa từ trước. Chỉ cần động vào trẻ là gia đình đưa con đi chụp chiếu và hiệu trưởng cũng phải giải quyết với cả ông bà, bố mẹ của trẻ.

"Ở bậc tiểu học, áp lực của giáo viên hiện nay đó là về điểm số đã giảm bớt nhờ thông tư 22. Tuy nhiên, có những sự việc xảy ra nhẹ nhàng nhưng phụ huynh chưa có sự trao đổi, chia sẻ với giáo viên mà ngay lập tức họ đưa lên mạng xã hội. Điều này khiến cộng đồng mạng hiểu sai bản chất vấn đề và lại gây áp lực cho giáo viên. Từ thông tin một chiều là phụ huynh phản ánh và thậm chí, họ không làm việc với nhà trường mà đơn thư lên các cấp lãnh đạo.

Hơn nữa, khi các ngành nghề khác quy định ngày làm việc từ 8 - 9 tiếng nhưng giáo viên không xác định được thời gian làm việc. Bởi sau mỗi giờ dạy, giáo viên còn phải chấm bài, soạn bài cho hôm sau. Có những phụ huynh đến giờ tan học không đón con, cô giáo vì yêu trẻ nên ngồi trông tới 7h tối mới có bố mẹ tới đón. Nhưng đó là trách nhiệm của nhà trường, đúng như vậy. Nhưng ít ai nghĩ được giáo viên chúng tôi cũng có gia đình, chồng con để lo nên rất áp lực...", cô Mai chia sẻ.

Ngoài ra, nữ hiệu trưởng cũng chỉ ra, áp lực hình thành cũng là do sự thiếu chia sẻ giữa giáo viên và phụ huynh. Nhà trường đã tổ chức những lớp tập huấn cho giáo viên bằng các tình huống ứng xử cụ thể. Tập huấn theo phương pháp trải nghiệm như qua các trò chơi, hiệu trưởng truyền cảm hứng, động lực cho giáo viên.

Tổ chức tọa đàm đối với phụ huynh để họ có thể chia sẻ, cảm thông và mời chuyên gia cùng trao đổi phương pháp dạy con thời hiện đại. Đổi mới phương pháp họp phụ huynh, không còn hình ảnh cứ đi họp phụ huynh là nghe đóng tiền, chỉ trích cháu này cháu khác. Trường cho phụ huynh xem toàn bộ hình ảnh hoạt động của học sinh từ đầu năm đến hết học kì hoặc những lá thư của trẻ gửi bố mẹ... để tạo sự kết nối giữa thầy cô, phụ huynh và học sinh.

"Đối với giáo viên tiểu học, khi mới tốt nghiệp (kể cả thạc sĩ, cử nhân) khi công tác tại trường nhưng lại hưởng lương theo hệ trung cấp. Một sinh viên mới ra trường, kể cả lương phụ cấp 35% thì được khoảng 3,4 triệu đồng/tháng. Kinh phí dạy học buổi 2, tại Hà Nội thu 100.000 đồng/buổi, nếu cô nào chịu khó dạy thì mỗi tháng thêm được 2 triệu đồng. Chế độ chính sách đối với giáo viên cũng mong lãnh đạo Bộ quan tâm và chia sẻ với thầy cô chúng tôi", bà Mai tâm sự.

Phụ huynh không nên áp đặt con mình

ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach
Bà Phan Hồ Điệp, giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Theo bà Phan Hồ Điệp, giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện nay nhiều phụ huynh đang dạy con bằng sự độc đoán, uy quyền khiến học sinh sợ hãi. Khi các em sợ hãi thì cũng sẽ áp dụng đúng như vậy đối với bạn bè của mình.

Bên cạnh đó, không ít vị phụ huynh quá ỷ lại nhà trường, trăm sự nhờ thầy cô, hoặc lại quá khắt khe với nhà trường. Ví dụ, phụ huynh đòi kiểm tra bếp ăn đột xuất, hoặc kiểm tra bài giảng đột xuất nên không giáo viên nào thấy thoải mái trong trường hợp đó.

"Do đó, tôi đề xuất trường học nên thành lập tổ tiếp nhận ý kiến phụ huynh mà không cần thông qua cô giáo, ban giám hiệu, thậm chí ban đại diện cha mẹ, để phụ huynh cảm thấy thoải mái hơn.

Nên có hoạt động hướng dẫn phụ huynh cách giao tiếp với con cái, thầy cô, bằng những cuốn sách nhỏ, nhẹ nhàng. Giảm sự nặng nề, hình thức của những cuộc họp phụ huynh hiện nay, hoặc có thể họp phụ huynh từng nhóm theo năng lực học sinh để không có sự so sánh học sinh nào", bà Điệp góp ý.

ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach Bệnh thành tích có biến nhà trường thành 'trường đua'?

Áp lực từ nhà trường đến thành tích trên ép xuống, dưới ép lên, về những “ông trời con” trong lớp học… Có thể nói, ...

ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach 'Lương thấp lại chịu nhiều áp lực, có giáo viên phải bỏ nghề để đi xuất khẩu lao động'

Đó là câu chuyện được một giáo viên dạy phổ thông tại Hà Nội kể về người đồng nghiệp từng là giáo viên dạy giỏi ...

ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach Vụ hành hạ trẻ ở Mầm Xanh: 'Đừng gọi họ là giáo viên mầm non, chúng tôi thấy xấu hổ!'

Đó là chia sẻ của một giáo viên mầm non trong tâm trạng “một con sâu làm rầu nồi canh” khi video bạo hành trẻ ...

ap luc cua giao vien khong chi la day hoc ma con tu giao an so sach Nỗi niềm cô giáo mầm non (P2): Áp lực, giáo viên bỏ nghề đi bán cơm

Trong kỳ họp HĐND TP HCM vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang ...

chọn
Nhà riêng 5 - 6 tỷ ở Hà Nội hút khách
Khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, nhà riêng Hà Nội giá 5 - 6 tỷ đồng/căn đang có giao dịch tốt nhất trên thị trường thổ cư khu vực. So với nửa năm trước, hiện giá bán phân khúc này tăng khoảng 15 - 25%.