Những điều nên biết về bệnh còi xương ở trẻ em | |
Lý do phụ huynh không nên cản con chơi đùa 'mạo hiểm' |
(Ảnh minh họa) |
Những lúc này, bé có thể rơi vào "Tuần khủng hoảng" (Wonder week) – theo nghiên cứu của tiến sĩ Frans Plooij - một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về phát triển trí não của trẻ em. Những "Tuần Khủng Hoảng" thực chất chỉ đánh dấu quá trình phát triển của bé về các kĩ năng vận động và trí não nên bé có thể lơ là việc ăn ngủ, hoặc quấy, khóc nhiều hơn bình thường; các bố mẹ không cần quá lo lắng.
"Wonder Week" – Tuần Khủng Hoảng là gì?
Những thay đổi về mặt tâm sinh lý của bé thường xảy ra theo một quy trình cụ thể không thể hiện ra bên ngoài – bé tự nghĩ, cảm giác, chú ý để hiểu về những điều xung quanh và bản thân mình. Nhưng vì chu kì phát triển, thay đổi này không có những biểu hiện bên ngoài rõ rệt nên với mẹ thì lại thấy quá trình này quá đột ngột. Như một ngày đẹp trời bỗng dưng con biết lẫy, hoặc con biết đi; mặc dù những ngày trước đó con không thể làm những việc này.
Sự thay đổi và phát triển về nhận thức, trí tuệ, khả năng hoạt động của bé sẽ có tác động trực tiếp đến bé, khiến bé cảm giác khó chịu vì chưa thích nghi kịp với những cảm nhận mới, khả năng mới của mình. Ví dụ, khoảng 8 tuần tuổi, bé bắt đầu nhận biết nhiều người và nhiều vật xung quanh hơn. Khoảng 6 tháng tuổi bé bắt đầu nhận biết rằng sẽ có một số người nhất định luôn ở bên cạnh mình (như bố mẹ, ông bà) và có một số người lạ. Do đó, đa phần các bé trong giai đoạn này sẽ tỏ ra e sợ hoặc đề phòng khi gặp người lạ chứ không còn "thoải mái" như lúc trước nữa.
Và Wonder Week – chính là những mốc đánh dấu sự phát triển tuyệt vời này của bé về trí tuệ và khả năng vận động. Nhưng đây cũng chính là những giai đoạn mà bé quấy khóc, khó chịu khiến mẹ "khủng hoảng" – nên được lược dịch là "Tuần Khủng Hoảng" cho các mẹ dễ hình dung.
Khi rơi vào những tuần khủng hoảng này thì bé sẽ có những biểu hiện:
- Bé có thể khóc nhiều hơn, đòi mẹ nhiều hơn.
- Một số bé sẽ mất cảm giác ngon miệng khi ăn nên sẽ lười ăn, biếng bú.
- Một số bé bình thường rất dễ ngủ và ngủ rất ngon, giờ đây mẹ phải mất nhiều thời gian hơn để ru bé ngủ, và bé thường tỉnh giấc hơn, giấc ngủ không được sâu.
- Một số bé bình thường rất vui vẻ hoạt bát có thể trở nên dễ cáu gắt, bực bội hơn bao giờ hết.
- Bé có thể sẽ bám mẹ hơn do nhu cầu cần được mẹ vỗ về, âu yếm hơn.
Do đó, nắm được mốc "Wonder Week" – "Tuần Khủng Hoảng" sẽ giúp mẹ chủ động và "đỡ stress" hơn trong thời gian chăm sóc và nuôi nấng con, bớt đi những lo lắng không cần thiết khi thấy con quấy khóc nhiều hơn bình thường mà lại không rõ nguyên nhân.
Dự đoán thời gian bé rơi vào tuần khủng hoảng
Trung bình 20 tháng đầu đời các bé sẽ gặp wonder week ở các mốc tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. Đây là các giai đoạn bé sẽ quấy khóc, mệt mỏi và thay đổi nhiều hơn, mẹ cần chú ý và không cần quá lo lắng. Đây cũng là những giai đoạn mà bé đạt được những mốc phát triển quan trọng về trí tuệ và tâm thần vận động, học được những kỹ năng mới.
Và cách đơn giản nhất để biết và dự đoán được tuần khủng hoảng của bé thì các mẹ có thể theo dõi trong bảng thời gian phía dưới, nhưng cần lưu ý:
- Tuần khủng hoảng có thể xê dịch, có bé sớm, có bé muộn, có bé đúng theo mốc thời gian như trong bảng theo dõi. Quan trọng là các mẹ dựa vào biểu hiện của con như ăn kém, ngủ kém, hoặc bé quấy khóc, bám mẹ nhiều hơn...Bên cạnh mốc phát triển kĩ năng con theo độ tuổi, hoặc những kỹ năng bé đang tập như tập lẫy, tập bò, tập đứng... làm căn cứ phán đoán xem con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không.
- Thường thì tuần khủng hoảng sẽ tính theo ngày dự sinh của bé, nên các bé sinh non thì mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh bé.
Tiết lộ thông tin bí mật của trẻ em có thể bị phạt tới 50 triệu đồng | |
Tại sao nhiều trẻ em cần được phẫu thuật để giảm cân? | |
Cô bé 7 tuổi cứu sống hàng triệu trẻ em châu Phi |