13 năm băng rừng đi bộ đưa thư chỉ để thấy nụ cười hạnh phúc của đồng đội

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, có một người đàn ông tình nguyện đi bộ băng rừng đưa thư, đưa báo chỉ để nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của những người đồng đội. 
nguoi dan ong suot 13 nam di bo bang rung de dua thu
Bưu điện huyện Lạc Dương nơi ông Kriêng làm việc suốt nhiều năm (Ảnh: Văn Long)

Chúng tôi đến buôn Bneur C vào những ngày tháng 6, dưới tiết trời se lạnh của Đà Lạt mộng mơ, chúng tôi hỏi thăm người dân bản địa để đến được nhà của ông Kriêng.

Ngôi nhà nhỏ, bình dị, đơn sơ của ông nằm khuất ở cuối buôn. Ở cái tuổi đã "lục tuần", kèm theo nhiều chứng bệnh, mắt ông Kriêng đã mờ, đôi chân cũng không còn nhanh nhẹn đi lại được nữa nên ông đành ngồi trên giường trò chuyện với chúng tôi.

Nụ cười trìu mến, nước da đen sạm vì nắng gió Tây Nguyên, ông rưng rưng nước mắt đưa chúng tôi ngược về những năm 80 của thế kỷ trước.

Ông kể, lúc đó núi rừng xa xôi cách trở nên gần như không có ai nhận công việc đưa thư.

Thấy vậy, ông đã xung phong làm việc trong tổ vận chuyển thư báo thuộc bưu điện huyện Lạc Dương.

“Ngày đó, huyện Đam Rông hiện tại vẫn thuộc Lạc Dương, địa bàn còn rất rộng, toàn rừng là rừng. Khi đó, thư từ, công văn, tài liệu hay bị thất lạc hoặc đến tay người nhận chậm trễ nên chuyện ngủ lại trong rừng xảy ra như cơm bữa”, ông Kriêng nhớ lại.

nguoi dan ong suot 13 nam di bo bang rung de dua thu

Sau nhiều năm băng rừng đưa thư mắt ông Kriêng đã mờ, đôi chân ông đã không còn đi lại được. (Ảnh: Văn Long)

Ông còn cho hay, trong tổ vận chuyển thư báo của ông có 4 người, phụ trách 3 tuyến đường thư từ Lạc Dương đi Đạ Chais, Păng Tiên và ba xã Đầm Ròn, các cung đường này đều rất gian nan và nguy hiểm.

Tuyến ngắn nhất thì phải mất 12 giờ đi bộ, tuyến dài nhất 70 km đường rừng nên ông thường đi mất một ngày một đêm. Do đó, việc “nằm rừng” xảy ra thường xuyên.

Nhớ về một đêm năm 1986, ông Kriêng cho biết, khi đó ông đi cùng một đồng nghiệp tên Hà Sú đưa thư từ Lạc Dương qua địa phận Đam Rông bây giờ.

“Khi trời gần tối, ở rừng Đưng Knớ tôi và một người nữa trong tổ biết không thể đến điểm đưa thư nên đã quyết định nghỉ lại trong rừng. Sau đó, chúng tôi đốt lửa sưởi ấm và ăn cơm nắm chấm muối trắng.

Khi hai người đã no bụng chuẩn bị đi ngủ thì chúng tôi bất ngờ bị một con gấu tấn công. Người bạn của tôi bị gấu cào, cắn rách tay chân, mặt mũi. Thấy vậy, tôi nhanh chóng dùng cây củi đang cháy xua đuổi con gấu rừng đi.

Vì sợ hãi, chúng tôi phải mắc võng lên cao để nằm nhưng vẫn thấp thỏm lo thú rừng tiếp tục tấn công”, ông Kriêng nhớ lại.

Đưa ánh mắt về phía xa, người đàn ông với đôi tay run run, nở nụ cười hạnh phúc tiếp tục câu chuyện của cuộc đời mình.

Với trí nhớ không còn minh mẫn, ông cho hay, vào khoảng năm 1983, ông đã được K’Hai "bắt" về làm chồng. 2 người đã có 3 mụn con.

Biết đến công việc nguy hiểm của chồng, bà K’Hai đã nhiều lần khuyên ngăn ông nghỉ việc ở nhà phụ giúp gia đình làm nương rẫy nhưng ông vẫn khăng khăng bám nghề.

“Có đôi lúc tôi nản lòng muốn nghỉ việc nhưng nhớ lại những lần đưa thư, đưa báo mà thấy các đồng chí của mình vui mừng, hạnh phúc... tôi lại càng yêu cái nghề này hơn”, ông Kriêng chia sẻ.

Ông nhớ, vào 2010, trong một lần đi lên rẫy, ông bị đau đầu dữ dội rồi ngất lịm. Sau khi được mọi người đưa đi khám, bác sĩ có kết luận ông bị một khối u trong não nên sau đó đã được phẫu thuật.

Tuy nhiên, căn bệnh của ông không lành hẳn mà đã di chứng khiến đôi mắt ông mờ đi rất nhiều và đôi chân của ông không thể di chuyển được.

nguoi dan ong suot 13 nam di bo bang rung de dua thu

Ông Kriêng được tặng danh hiệu anh hùng lao động sau khi đã có nhiều đóng góp, cống hiến. (Ảnh: Văn Long)

Chị K’brông – Giao dịch viên của Bưu điện huyện Lạc Dương cho biết, ông Kriêng là tấm gương lao động không ngừng nghỉ để cán bộ nhân viên bưu điện noi theo.

Hiện nay, ngoài mức lương hưu 2.000.000 đồng thì hàng tháng đơn vị cũng hỗ trợ 500.000 đồng cho ông Kriêng. Bên cạnh đó, hàng năm vào các dịp lễ tết đơn vị đều đến thăm hỏi, tặng quà cho gia đình vì những gì ông Kriêng đã đóng góp.

Sau 13 năm ròng rã đi bộ đưa thư, năm 1995, bưu điện tỉnh Lâm Đồng đã mua cho ông chiếc xe máy Win để tiếp tục phục vụ công tác.

Đến năm 2001, ông vinh dự được Chủ tich nước Trần Đức Lương phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới.

nguoi dan ong suot 13 nam di bo bang rung de dua thu

Nam thanh niên có 2 tiền án tiếp tục trộm cắp lấy tiền mua ma túy

Đã từng có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản và nghiện ma túy hơn 3 năm nay nhưng Vũ vẫn tiếp tục ...

nguoi dan ong suot 13 nam di bo bang rung de dua thu

Anh em ruột đánh nhau chỉ vì cái thùng rác

Theo bà Tiến, anh ruột bà cho rằng, cái thùng rác gia đình bà bỏ trước nhà gây mùi hôi, khó chịu cho nhà anh ...

nguoi dan ong suot 13 nam di bo bang rung de dua thu

Nơi người dân 'đánh cược' mạng sống, đi bè qua suối tròng trành vì miếng cơm, con chữ

Hàng ngày, người dân nơi cổng trời Ea Rớt buộc phải chòng chành qua suối, liều mình, "đánh cược" mạng sống chỉ vì miếng cơm, ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.