Vào năm 2013, Sony đã giới thiệu với cả thế giới định nghĩa mới về máy ảnh bằng cách trình làng máy ảnh lật không gương A7R.
Người kế nhiệm của dòng máy ảnh này là A7R II đã được nâng cấp thêm các chức năng để trở thành tiêu chuẩn trong ngành lúc bấy giờ với cảm biến 42,4MP, bộ ổn định hình ảnh 5 trục và khả năng quay video chất lượng 4K.
Những chức năng nổi bật dẫn đầu công nghệ khác của máy ảnh này so với 5 năm trước còn được tăng cường với dải ISO từ 100 đến 102.400, hệ thống lấy nét tự động lai 399 điểm, kính ngắm điện tử OLED (EVF) 2,3 triệu điểm, thân máy làm bằng hợp kim magiê chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Phải 3 năm sau đó thì các hãng lớn như Canon và Nikon mới cho ra mắt máy ảnh không gương lật để đa dạng thị trường.
Dịch vụ đăng ký trò chơi Xbox Game Pass ra đời vào năm 2017 đáp ứng cho nhu cầu truy cập thư viện game đơn giản và thuận tiện hơn của người dùng.
Với mức giá cạnh tranh, dịch vụ này đã mang về cho Microsoft lợi nhuận khủng và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2020.
55EA9800 là tivi OLED 55 inch đầu tiên cập bến Mỹ và nó đã thu hút nhiều sự chú ý vào năm 2013. Vào thời điểm đó, chỉ mới thịnh hành dòng tivi màn hình phẳng plasma.
Giá bán lúc đó cho chiếc tivi này lên đến 9.999 USD, không hề rẻ nhưng xứng tầm cho sản phẩm cao cấp.
Mọi người không chỉ ấn tượng bởi kích thước màn hình mà còn chú ý đến công nghệ nó được trang bị.
Sở hữu màn hình cong hỗ trợ cả công nghệ xem hình ảnh 3D (khi đeo kính) với bộ loa trong suốt được gắn trong chân đế cũng trong suốt tuyệt đẹp.
Vào thời điểm này, các thiết bị stream bắt đầu nở rộ khi được kết nối với tivi và trang bị các dịch vụ giúp người dùng xem các chương trình giải trí trực tuyến nhanh và ổn định hơn.
Roku 3 là một trong số chúng nhưng được người dùng yêu thích nhờ hệ điều hành Roku cung cấp nhiều sự thuận tiện cho người dùng khi sử dụng.
Tay cầm chơi game đã trở nên quá quen thuộc với game thủ trên toàn thế giới, nhưng nó đòi hỏi phải có đủ cả 2 bàn tay, 10 ngón tay và hoạt động thể chất bình thường.
Dĩ nhiên, sẽ có một số người không thể đáp ứng việc này nên ý tưởng về tay cầm có khả năng thích ứng cao đã ra đời.
Ưu điểm của tay cầm này là cho phép game thủ khuyết tật tự do tùy biến phương pháp nhập liệu sao cho phù hợp nhất để có thể thoải mái chơi game.
Adaptive Controller là thành quả của 3 năm làm việc và hợp tác với các chuyên gia cũng như game thủ, được cộng đồng đón nhận nồng nhiệt thậm chí được đưa vào viện bảo tàng London V&A.
Vào thời điểm mà vĩ nhân Steven Jobs vẫn trung thành với thiết kế kích thước màn hình nhỏ iPhone, thì Samsung Galaxy Note đã chứng minh điều ngược lại.
Chiếc Galaxy Note đời đầu màn hình chỉ có 5.3 inch nhưng đã hoàn toàn lấn át iPhone 4S vào tháng 10 năm 2011.
Ban đầu, nhiều nhà phê bình đã chê cười kích thước hoành tráng của chiếc điện thoại này và ngay cả ở Việt Nam cũng rộ lên ảnh troll úp dép vào mặt.
Tuy nhiên, đây là một canh bạc lớn của Samsung và họ đã thành công tạo tiền đề cho các smart phone màn hình lớn phát triển đến ngày nay.
Vào thời điểm năm 2015, các dịch vụ stream như NetFlix, Hulu và Amazon bắt đầu nở rộ khi giá có thể lên đến 100 USD/tháng.
Mức cao của dịch vụ được cho là lãng phí khi người dùng phải trả tiền cho cả các chương trình hoặc các bộ phim mà họ không muốn xem.
Nhận biết được điều này, Sling TV đã đưa ra gói cước cơ bản có giá chỉ khoảng 20 USD và khách hàng chỉ việc trả thêm phí 5 – 15 USD cho các kênh muốn xem thêm.
Đây là mức giá hợp lý hơn nên đã được người dùng đón nhận và tạo nên thành công cho Sling thời bấy giờ.
Đến nay, đã có quá nhiều dịch vụ stream tivi trên thị trường nên khó lòng có thể dự đoán được tương lai của Sling TV.