3 điểm/môn vào được ngành Sư phạm, ra trường không ai thèm thuê?

“Điểm đầu vào thấp như thế chắc chắn không phải người giỏi mà người vào ngành sư phạm phải người giỏi, tâm huyết với nghề của mình mới mong được có nền giáo dục tốt đẹp. Vì thế, điều này tạo ra hệ lụy rất đáng lo ngại’- GS Vũ Tuấn, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết.
3 diemmon vao duoc nganh su pham ra truong khong ai them thue
GS Vũ Tuấn

Những ngày qua, dư luận cả nước xôn xao khi điểm trúng tuyển vào ngành sư phạm của nhiều trường đại học năm nay lấy thấp kỷ lục, thấp kịch sàn là 15,5. Thậm chí, là 9-10 điểm 3 môn cũng có thể trở thành giáo viên tương lai.

3 điểm/ môn vào được ngành Sư phạm, ra trường không ai thèm thuê?

GS Vũ Tuấn cho rằng, việc các trường cao đẳng sư phạm lấy thí sinh 9-10 điểm là hình thức vơ vét sinh viên và điểm này là quá thấp.

“Những người 9-10 điểm 3 môn là quá thấp, đáng ra chọn người điểm cao vào ngành sư phạm. Theo tôi, tổng số 3 môn phải 20 điểm mới có thể đào tạo lên người tài, những học sinh như hiện nay đặc biệt theo kì thi trắc nghiệm năm nay chất lượng vẫn kém”- GS Vũ Tuấn nhận định.

GS Vũ Tuấn cũng cho rằng, với cách đào tạo ra một lớp người mà điểm đầu vào chỉ 9-10 điểm thì ra trường có đi làm thuê cũng không thèm thuê vì chất lượng rất kém.

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng, mức điểm trúng tuyển vào ngành chỉ hơn 3 điểm một môn ở hệ cao đẳng và bằng điểm sàn với hệ đại học là điều đáng suy ngẫm, lo ngại so với trình độ dân trí hiện tại.

Cũng theo TS Hương, với những ngành có điểm chuẩn quá thấp, chất lượng giáo dục không thể cao. Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn hay đinh ninh vận tốc của ôtô là 5 km/h….

TS Hương cũng cho rằng, sinh viên có điểm thấp khi vào trường thường chủ quan, tuột dốc dần do không chịu được áp lực học tập và sinh hoạt. Nếu sinh viên không đủ bản lĩnh, họ rất dễ gặp rủi ro khiến cho quá trình tiếp thu kiến thức, sắp xếp thời gian học, sinh hoạt giáo dục của trường, khoa… không được thuận lợi.

Đừng tuyển… lấy được

GS Vũ Tuấn cho rằng, nếu các trường thấy không đủ thí sinh có điểm cao dù còn thiếu chỉ tiêu cũng đừng lấy chứ không phải tuyển lấy được, lấy đủ. Đây là kiểu đào tạo xô bồ, hiệu quả rất thấp.

GS Vũ Tuấn cũng cho rằng, việc các trường tuyển ồ ạt điểm thấp xuất phát từ việc ở ta cho mở trường xô bồ đại học, kiểu toàn dân là đại học cho nên chất lượng rất thấp.

“Chúng ta sai lầm ở chỗ cho mở trường loạn lên. Phải coi trọng chất lượng mới là điều quan trọng nhất trong giáo dục”- GS Vũ Tuấn khẳng định.

GS Vũ Tuấn cũng chỉ ra rằng, cách thi của Bộ GD&ĐTvà đề thi như hiện nay là không hợp lý ở chỗ chỉ chú trọng là cho thí sinh một mục tiêu là đặt chân vào trường đại học, miễn là đại học nào cũng được.

Điều này là điều không hay bởi vì một nền giáo dục chân chính biết cách gợi ý và bồi dưỡng thanh niên đi vào ngành yêu thích và có khả năng có năng khiếu mới tạo được người tài.

GS Vũ Tuấn cũng cho rằng, có những năm trước ngành sư phạm tuyển được nhiều người giỏi do chủ trương ngành sư phạm được học bổng, miễn học phí, khuyến khích được người tài vào nhưng chỉ được một số năm sau đó người ta cũng chán học sinh không được khuyến khích đi vào ngành này.

“Năm nay, để cho những người điểm thấp vào là một sai lầm và hậu quả sẽ rất lớn trong tương lai”- GS Vũ Tuấn khẳng định.

TS Vũ Thu Hương cũng cho rằng, điểm số đôi khi không phản ánh hết thực chất vấn đề. Nếu như thí sinh trúng tuyển đó đam mê nghề nghiệp, có sự kiên nhẫn và tấm lòng yêu trẻ, dù kiến thức ban đầu còn nhiều lỗ hổng, em đó cũng sẽ biết cách lấy lại cho mình những gì cần thiết.

“Điều đáng lo ngại hiện nay là suy nghĩ tự hài lòng bản thân của các bạn trẻ sẽ ngăn các em lấp đầy những lỗ hổng đó”- TS Hương chỉ ra.

3 diemmon vao duoc nganh su pham ra truong khong ai them thue
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

PGS Văn Như Cương cho rằng, không nên tuyển ngành sư phạm bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, đủ kinh phí trả giảng viên. Không nên thế chút nào. Cả một thế hệ chỉ 9-10 điểm đào tạo 3 năm ra dạy học thế nào, lấy đâu ra người giỏi nữa. Thầy kém thì trò kém, trò kém vào trường đại học thì lại càng kém.

“Điểm đầu vào chứng tỏ khả năng, trình độ học của anh, anh hổng hay không hổng có 3 năm giảng tốt đến mấy không thể tạo ra điều kì diệu được. Cho nên phải có tiêu chuẩn riêng cho điểm vào trường sư phạm. Vì sao, vào Bách Khoa làm Cơ khí, nông lâm là trồng trọt, vào giáo viên là làm tất cả những bộ môn ấy mà nền tảng học sinh yếu thì tất cả các môn khác yếu đi”- PGS Cương nhận định.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.