Tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm về ngày 20/11 hay, ý nghĩa giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng cho các hoạt động như rung chuông vàng, hái hoa dân chủ, trang trí báo tường 20/11,…
Câu 1: Nhà giáo nào là viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam?
A. GS Đặng Thai Mai
B. GS Hoàng Trinh
C. GS Trần Văn Giàu
D. GS Phong Lê
=> Đáp án: A. GS Đặng Thai Mai
Câu 2: Khi nhắc đến nhà giáo Lê Quý Đôn, người đương thời thường nói: "Thiên hạ vô tri vấn ... Đôn". Từ còn thiếu là gì?
A. Trạng
B. Giáo
C. Thần
D. Bảng
=> Đáp án: D. Bảng
Câu 3: Giải thưởng Kim Đồng dành cho ai?
A. Chỉ huy Đội giỏi
B. Học sinh giỏi
C. Đội viên giỏi
D. Cả 3 đều đúng
=> Đáp án: A. Chỉ huy Đội giỏi
Câu 4: Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ XVI và nổi danh về tài tiên tri?
A. Phan Bội Châu
B. Thân Nhân Trung
C. Lê Quý Đôn
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
=> Đáp án: D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 5: Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là giáo viên dạy môn gì?
A. Toán
B. Lịch sử
C. Ngữ văn
D. Hóa học
=> Đáp án: B. Lịch sử
Câu 6: Tên đầy đủ của ngày 20/11?
A. Nhà giáo Việt Nam
B. Hiến chương Nhà giáo Việt Nam
C. Hiến chương Nhà giáo
D. Hiến chương Nhà giáo 20/11
=> Đáp án: B. Hiến chương Nhà giáo Việt Nam
Câu 7:
"Nơi nào Bác sống một thời
Làm thầy giáo dạy trẻ vui học hành?"
A. Trường Tiểu học Pháp - bản xứ
B. Trường tiểu học Pháp - Việt
C. Trường Dục Thanh
D. Trường Quốc học Huế
=> Đáp án: C. Trường Dục Thanh
Câu 8: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
A. 20/11/1982
B. 20/11/1984
C. 20/11/1972
D. 20/11/1992
=> Đáp án: A. 20/11/1982
Câu 9: Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục vào ngày, tháng, năm nào?
A. 15/9/1968
B. 15/10/1966
C. 15/8/1969
D. 15/8/1968
=> Đáp án: B. 15/10/1968
Câu 10: Những câu thơ "Thất trảm yêu ma phải rợn lòng/ Trời đất soi chung vầng hào khí/ Nước non còn mãi nếp cao phong" nói nhà giáo nào?
A. Chu Văn An
B. Phạm Sư Mạnh
C. Trương Hán Siêu
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
=> Đáp án: A. Chu Văn An
Câu 11: Nhà giáo Phan Bội Châu gắn với phong trào cách mạng nào?
A. Đông Kinh nghĩa thục
B. Đông Du
C. Cần Vương
D. Duy Tân
=> Đáp án: B. Đông Du
Câu 12: Câu thơ "Thà đui mà giữ đạo nhà/ Còn hơn có mắt ông cha không thờ" là của nhà giáo nào?
A. Cao Bá Quát
B. Nguyễn Văn Siêu
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Phan Bội Châu
=> Đáp án: C. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 13: Nhà giáo Nguyễn Thiếp thường gắn với danh xưng nào?
A. Tuyết Giang phu tử
B. La Sơn phu tử
C. Hạnh Am phu tử
D. Lạp Phong phu tử
=> Đáp án: B. La Sơn phu tử
Câu 14: Câu "Lúc sống, dạy dỗ được người, không con mà như có/ Khi mất, tiếng tăm còn để, thân tan danh vẫn còn" nói về nhà giáo nào?
A. Võ Trường Toản
B. Nguyễn Hy Quang
C. Nguyễn Huy Oánh
D. Nguyễn Trù
=> Đáp án: A. Võ Trường Toản
Câu 15: Thầy giáo Võ Trường Toản có biệt hiệu là gì?
A. Thiên Đức
B. Đại Đức
C. Sùng Đức
D. Trạch Đức
=> Đáp án: C. Sùng Đức
Câu 16:
". . .Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. . ."
Hai câu thơ này của ai?
A. Nguyễn Tất Thành
B. Võ Trường Toản
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Chu Văn An
=> Đáp án: C. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 17: Hàng năm cứ đến ngày 13/12 chúng ta lại nhớ đến thầy giáo nào?
A. Phan Ngọc Hiển
B. Lê Quý Đôn
C. Mai Khắc Đôn
D. Võ Trường Toản
=> Đáp án: A. Phan Ngọc Hiển
Câu 18: Năm 2022 là kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhà giáo Việt Nam?
A. 30 năm
B. 35 năm
C. 40 năm
D. 45 năm
=> Đáp án: C. 40 năm
Câu 19: Tác giả bài hát “Bụi phấn” là ai?
A. Vũ Hoàng
B. Phạm Huy Tuấn
C. Phan Văn Minh
D. Huỳnh Gia Quý
=> Đáp án: A. Vũ Hoàng
Câu 20: Thầy giáo nào được tôn “Vạn thế sư biểu”
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Cao Bá Quát
D. Lê Quý Đôn
=> Đáp án: A. Chu Văn An
Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, bạn có thể làm cho không khí của buổi sinh hoạt trong ngày đặc biệt này thêm sôi động và thú vị với các câu hỏi vui về ngày 20/11 được gợi ý sau đây:
Câu 1: Là gì?
Cái mình đo đỏ
Cái mỏ nâu nâu
Xuống tắm ao sâu
Lên cày ruộng cạn?
=> Đáp án: Cái Bút
Câu 2: Là gì?
Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Dẫm đầu đè xuống?
=> Đáp án: Bút Chì
Câu 3: Cái gì?
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng
=> Đáp án: Viên Phấn
Câu 4: Cái gì?
Hai đầu mọc ở hai chân
Cái chân lại đúng là thân mới kỳ
Xin bạn một mẩu bút chì
Mượn bạn ngòi bút cũng vì việc chung?
=> Đáp án: Compa
Câu 5: Người lớn tuổi còn đi học thì gọi là gì?
=> Đáp án: Bác học
Câu 6: Cái gì?
Mình bầu, môi miệng nứt hai
Chỉ có một mắt, chui hoài trong hang?
=> Đáp án: Ngòi bút
Câu 7: Là gì?
Đen như ác
Bạc như lông
Nhọn như chông
Kêu như quốc
=> Đáp án: Mực, giấy, bút, học trò học bài
Câu 8: Cái gì?
Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
=> Đáp án: Cây Phượng
Câu 9: Là gì?
Em dâng mình cho nước đầy vơi
Người thay đen đổi trắng
Em cũng ngán cho đời những trắng với đen.
=> Đáp án: Mực viết
Câu 10: Cái gì?
Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm?
=> Đáp án: Cái bút mực
Câu 11: Là gì?
Có mặt mà chẳng có đầu
Bốn chân có đủ không cầu có tay
Học trò kẻ dở, người hay
Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em.
=> Đáp án: Cái bàn học
Câu 12: Cái gì?
Mặt em phương trượng chữ điền
Da em thì trắng áo xinh mặc ngoài
Lòng em thì có đất trời
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung
Đến khi quân tử có dùn
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem.
=> Đáp án: Quyển sách
Câu 13: Cái gì?
Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
=> Đáp án: Cái thước kẻ
Câu 14: Cái gì?
Đường ngang, ngõ tắt tứ bề
Ai ᴄhưa thuộᴄ nẻo đi ᴠề đều хem?
=> Đáp án: Tấm bản đồ
Câu 15: Cái gì?
Đi họᴄ lóᴄ ᴄóᴄ theo ᴄùng
Khi ᴠề lại bắt khom lưng ᴄõng ᴠề?
=> Đáp án: Cái ᴄặp ѕáᴄh