Mẫu báo tường 20/11 đẹp, sáng tạo và ấn tượng
Báo tường hay còn có tên gọi khác là bích báo, thường được làm trên giấy khổ lớn, được đóng khung và treo trên tường. Mục đích chính là truyền đạt đến người đọc thay bằng lời nói thông qua câu chữ hay hình ảnh.
Thể loại báo tường cũng rất đa dạng bao gồm viết truyện ngắn, tùy bút, thơ, truyện cười, tranh vẽ ý nghĩa. Tuỳ theo dịp lễ đặc biệt nào đó mà chọn chủ đề báo tường phù hợp.
Các bước quan trọng để làm báo tường
Bước 1: Chuẩn bị.
Chuẩn bị một tờ giấy Rock khổ to A0, đóng nẹp và làm móc để treo lên tường. Hãy dùng Bút màu, bút chì để vẽ tiêu đề và thước kẻ, kéo để cắt dán mấy bài báo hoặc tranh ảnh yêu thích.
Bước 2: Lựa chọn chủ đề, lên ý tưởng thiết kế và đặt tên cho tờ báo tường.
Nên dùng bút màu hay màu nước để vẽ hoặc viết tiêu đề cho báo tường của mình.
Sau khi chọn tên phù hợp, dựa trên tiêu đề đó mới đưa ra ý tưởng thiết kế. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến phân nửa thành công của tờ báo tường.
Ngoài việc vẽ tay, in màu trực tiếp, bạn cũng có thể dùng nhiều chất liệu như vải, các loại hạt, len, giấy, ống hút, cúc... để tạo sự sáng tạo riêng cho báo tường của mình quá đó sẽ gây ấn tượng mạnh hơn với người xem.
Tiêu đề sẽ chứa đựng ý nghĩa riêng biệt, cảm xúc chân thực và lòng biết ơn gửi đến thầy cô. Vì thế, nên chọn những từ hay cụm từ ngắn ngọn nhưng ý nghĩa.
Bước 3: Thiết kế tờ báo tường.
Cần phân chia bố cục, thiết kế cho hợp lí vì đây là bước rất quan trọng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của tờ báo tường.
Khi triển khai làm nên phác họa trước bằng bút chì để biết được mỗi phần chiếm không gian bao nhiêu trên tổng thể giấy vẽ, qua đó sẽ cần đưa phần hình ảnh và chữ xuất hiện ở đâu, tạo ấn tượng ngày từ cái nhìn đầu tiên.
Với mỗi tiêu đề cũng nên thể hiện màu sắc riêng và hình vẽ phù hợp để tạo một khối thống nhất tạo sự liên kết cho báo tường thêm mới lạ.
Chú ý, nên trang trí đầu báo chiếm 1/4 hay 1/5 tờ báo.
Bước 4: Viết lời ngỏ.
Lời ngỏ là phần không thể thiếu của một tờ báo tường. Lời ngỏ hay sẽ giúp báo tường trở nên ấn tượng hơn.
Nếu bạn chưa biết viết lời ngỏ báo tường ra sao thì hãy tham khảo một số gợi ý hay dưới đây:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy...
Bước 5: Nội dung các mục.
Nhằm hạn chế sự nhàm chán và giúp tờ báo tường thêm ý nghĩa, hấp dẫn và sinh động hơn thì bạn nên thiết kế thêm các mục khác như trang thơ, cảm nghĩ, vè, truyện ngắn...
Việc đa dạng nhiều thể loại như trang văn, thơ, trang vui học tập, câu đố vui về ngày 20-11, mẹo hay, châm ngôn, ca dao về thầy cô...cũng phải đúng chủ đề 20/11.
Cụ thể về thơ nên sưu tầm các bài thơ về 20/11, chủ đề thầy cô, học trò, mái trường...
Truyện ngắn: Nên đưa vào những mẫu chuyện ngắn về tình thầy trò, tình bạn để tôn vinh thầy cô...
Bước 6: Trang trí hoạ tiết bằng hình vẽ hoặc tranh ảnh.
Nên dán những tranh ảnh đẹp, ngộ nghĩnh liên quan đến chủ đề ngày 20 tháng 11 hoặc xung quanh đến tuổi học trò.
Những điều cần lưu ý khi làm báo tường
Để giúp tờ báo tường trở nên đẹp, ấn tượng và được đánh giá cao trong các hội thi thì bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Nên thiết kế, trình bày báo tường có khoa học, phân chia bố cục rõ ràng sẽ giúp người dễ dàng quan sát.
- Nên lựa chọn tranh minh họa đúng chủ đề.
- Chữ viết trên báo tường phải đẹp, dễ nhìn, không quá cầu kì và sạch sẽ.
- Chú ý đến màu nền của báo tường, nên chọn những màu sắc tươi sáng, vui vẻ phù hợp với không khí chào mừng.
- Có thể sẽ tốn nhiều dụng cụ, đồ dùng để thực hiện một tờ báo tường hoàn chỉnh.
- Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ dùng cần thiết để hạn chế việc trì trễ hoặc kéo dài thời gian khi bắt tay vào công việc.