4 vấn đề khi xây dựng cao tốc Bắc Nam phía Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra 4 vấn đề của dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông cùng các giải pháp, đặt mục tiêu hoàn thành sớm hơn ít nhất ba tháng.

Tối 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì họp kiểm điểm tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020.

Thủ tướng chia sẻ trăn trở khi trong 20 năm qua, Việt Nam mới chỉ triển khai hơn 1.000 km đường cao tốc. Cùng với đó, đầu tư công những năm qua chậm trễ, phải xử lý tình huống, dẫn tới bị động, lúng túng và hiệu quả không cao.

Việt Nam đang đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tổng số vốn đầu tư công giai đoạn 2022-2023 rất lớn, nếu không đổi mới cách tiếp cận thì không hoàn thành nhiệm vụ.

4 vấn đề khi xây dựng cao tốc Bắc Nam phía Đông - Ảnh 1.

Cả 4 gói thầu thuộc dự án Phan Thiết - Dầu Giây đang triển khai thi công, dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ dự án vào ngày 31/12/2022. (Ảnh: VGP).

Sau chuyến kiểm tra các dự án cao tốc "xuyên Tết, xuyên Việt", Thủ tướng chỉ ra 4 vấn đề khi xây dựng cao tốc Bắc Nam.

Đầu tiên, trong 11 dự án thành phần của tuyến cao tốc phía Đông, cho tới nay mới có đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã hoàn thành, khánh thành ngày 4/2. Dự án này giao cho tỉnh Ninh Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, các dự án PPP có bình quân đơn gia không quá 150 tỷ đồng/km đường, nhưng các dự án đầu tư công thì bình quân trên dưới 200 tỷ đồng/km.

Thứ ba, các mỏ đất đá làm nguyên vật liệu xây dựng, liệu có sơ hở nào về mặt pháp lý không? Thời gian qua, nhiều chủ mỏ găm vật liệu trong lúc các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ khiến cản trở tiến độ, nâng giá, gây cạnh tranh không lành mạnh và nảy sinh nhiều tiêu cực, tạo nguy cơ mất tiền, mất thời gian, mất cán bộ

Thứ tư, thực tế cho thấy tại dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, phần vốn nhà nước khoảng 60%, vốn ngoài nhà nước 40%. Trong khi Luật đầu tư PPP (có hiệu lực sau khi dự án được thông qua) đang quy định vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng vốn đầu tư. Như vậy sẽ bỏ lỡ gần 40% vốn của các nhà đầu tư trong dự án.

Trên cơ sở này, Thủ tướng lưu ý bài học kinh nghiệm đầu tiên là giao nhiệm vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đầu tư dự án cho phù hợp, "ai làm tốt nhất thì giao". Các cơ quan phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư; giải phóng mặt bằng nhanh, gọn; các dự án tái định cư cần đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Ngoài ra, việc xử lý vấn đề nguyên vật liệu cho các dự án cần đúng luật, hài hòa lợi ích của nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp. Việc thưởng phạt thi công hợp đồng phải rất nghiêm minh, công bằng.

Một vấn đề khác được người đứng đầu Chính phủ lưu ý là tránh tình trạng có quá nhiều đơn vị thi công trên một tuyến đường, gây mất nhiều thời gian làm thủ tục, khó kiểm soát tiến độ và chất lượng, dễ nảy sinh tiêu cực. "Một nhà thầu thi công 3-4 km mà làm trong 2-3 năm tức là không đủ năng lực", Thủ tướng phân tích.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các dự án cao tốc phía Đông phải đẩy nhanh tiến độ hơn ít nhất một quý. Có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thành sớm các dự án bởi năm nay dịch bệnh được kiểm soát, người dân được tiêm vắc-xin mũi ba; các đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm; thời tiết nhiều nơi đang thuận lợi.

Ngoài ra, các đơn vị cần tăng cường đôn đốc, phối hợp, thi công "3 ca 4 kíp", thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy trình, điều kiện, quy định, bám sát, kiểm soát tiến độ hằng tuần, hằng tháng, hằng quý.

Một yêu cầu khác là kiểm soát, bảo đảm, nâng cao chất lượng các dự án. Muốn vậy, phải kiểm tra chặt chẽ từ nguyên vật liệu tới khâu thi công; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan giám sát, kiểm tra, nghiệm thu đúng quy định, quy trình, tránh việc sau khi làm xong lại hỏng hóc, phát hiện sai phạm và phải xử lý cán bộ.

Các dự án phải tiết kiệm tối đa bằng việc bảo đảm tiến độ, tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại, thay đổi biện pháp thi công, không ngừng sáng kiến để tăng năng suất lao động, tận dụng và sử dụng hợp lý các nguồn lực… Lựa chọn phương án có hiệu quả nhất, không máy móc, có thể chấp nhận đắt hơn nhưng nhanh hơn.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phải phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính, giải phóng mặt bằng, thể chế…

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.