Một vài lưu ý cho những ai có dự định đến Bali vì ở đây có những quy tắc riêng bất thành văn mà bất cứ ai cũng nên tuân thủ. Hòn đảo này với đạo Hindu là tôn giáo đặc thù, lối sống và văn hóa rất khác biệt nên các du khách rất dễ bị sốc văn hóa.
Pura Ulun Danu Bratan nổi tiếng ở Bali. (Ảnh: Hường Trần) |
Ở Bali người ngoại đạo có thể vào thăm các Pura (ngôi đền Hindu) nhưng có những khu vực thiêng trong đền sẽ không được phép bước vào, nhất là lúc đang làm lễ.
Các tín đồ đạo Hindu đang làm lễ bên trong đền. (Ảnh: Hường Trần) |
Bất cứ ai cũng không được quấy rối ở những nơi tôn nghiêm, ví dụ như chế nhạo, phá phách các tượng thần hay hoa cúng của người dân. Bên cạnh đó, khi vào đền đừng nói chuyện quá lớn tiếng hay nói tục vì đó cũng là biểu hiện rất mất lịch sự tại Bali.
Hình ảnh dễ nhận thấy ở khắp mọi nơi tại Bali là kiến trúc Hindu từ nhà cửa cho tới đền đài. Trước mỗi nhà đều có một chỗ dành riêng để cúng thần, các nghi thức được làm mỗi ngày đều đặn, họ dùng một cái khay làm bằng tre hoặc lá dừa cọ để đựng hoa, thức ăn và nhang gọi là Sesajen và Canang Sari.
Canang Sari được đặt trước nhà sau khi người Hindu làm lễ cầu nguyện mỗi sáng. Người thường đi ngang qua tốt nhất không nên dẫm lên hay bước qua những vật linh thiêng này. Tuy nhiên đó là một điều tối kỵ và bất lịch sự ở Bali. Nếu vô tình dẫm hay lướt qua, du khách nên xin lỗi tới gia chủ một cách chân thành nhất. (Ảnh: Hường Trần) |
Những phụ nữ Bali làm lễ mỗi buổi sáng. (Ảnh: Hường Trần) |
Người Bali rất tôn thờ tôn giáo của mình và coi trọng vấn đề linh thiêng. Đây cũng là điều tối kỵ của rất nhiều tôn giáo, trong đó có đạo Hindu. Nếu tới kỳ đèn đỏ, phụ nữ tốt nhất không nên bước vào những khu vực thiêng, không được dâng lễ Sesajen và Canang Sari. Theo người Hindu, phụ nữ tới kỳ đèn đỏ không được sạch sẽ, vào Pura sẽ làm mất đi sự thiêng liêng.
Các nơi tôn nghiêm đều hạn chế mặc váy hoặc quần short quá ngắn khi đến, ở Bali cũng không ngoại lệ. Nguồn gốc sâu xa của điều này bắt nguồn từ việc tránh ảnh hưởng đến tinh thần và hành động của các tín đồ khác khi đang ở nơi linh thiêng, tất cả chỉ tập trung cho thánh thần và những tín điều của đạo.
Nếu ai đó vô tình mang quần áo quá ngắn, ở trước đền thường có 2 loại khăn truyền thống để trùm chân là selendang và sarong (hay còn gọi là kain kamben) dành cho du khách. (Ảnh: Hường Trần) |
Du khách cần ăn mặc lịch sự, kín đáo trước khi đến thăm đền chùa, các chốn linh thiêng ở Bali. Tới những địa điểm này, tốt nhất nên mặc áo sơ mi dài tay, bạn cũng nên đem theo khăn trùm kín từ phần hông cho đến chân khi bước vào đền để đảm bảo sự tôn nghiêm.
Người Bali nói riêng và người Indonesia nói chung có quan niệm rất đặc biệt khi sử dụng hai bàn tay của mình trong cuộc sống hằng ngày. Họ dùng tay trái để rửa khi đi vệ sinh (ở Indonesia không dùng giấy mà thay vào đó là nước rửa) nên bàn tay này coi như không sạch sẽ.
Họ sẽ dùng tay phải để đưa đồ vật hay nhận từ ai đó cái gì. Cho nên khi đến Bali, bạn nên hạn chế dùng tay trái để chạm vào ai đó hoặc đưa thứ gì đó cho ai. Tuy nhiên khi bạn dùng hai tay thì điều này lại rất được trân trọng.
XEM THÊM
Những điểm du lịch hay nhất ở phía Nam cho gia đình dịp nghỉ lễ 30/4
Ở phía Nam có những điểm du lịch nào hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ 30/4? Đây là vài gợi ý thú vị cho bạn ... |
Cung đường đẹp Tà Đùng - Bảo Lộc cho kỳ nghỉ 30/4 – 1/5
Nếu Đà Lạt đã quá quen thuộc thì cung đường tuyệt đẹp từ Đắk Nông qua Bảo Lộc là hành trình mới cho các bạn ... |
Tại sao tác giả sách về sức khỏe chọn Bali là điểm đến toàn diện?
Brigid Delaney, tác giả nghiên cứu và biên soạn sách về sức khỏe có có trụ sở tại Úc đã nêu tên ba trải nghiệm ... |