7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á

Cùng với dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam, ở một số quốc gia châu Á cũng tổ chức những lễ hội mùa xuân đặc sắc mang đậm nét truyền thống và văn hóa riêng của từng quốc gia để chào đón năm mới. Hãy cùng khám phá những lễ hội ngay dưới đây.

Lễ hội Băng đăng Quốc tế Cáp Nhĩ Tân

Lễ hội Băng đăng Quốc tế Cáp Nhĩ Tân (Harbin Ice Lantern Festival) là lễ hội hàng năm diễn ra tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Đây là một trong bốn lễ hội băng tuyết lớn nhất thế giới cùng với festival tuyết Sapporo ở Nhật Bản, carnival mùa đông tại thành phố Quebec của Canada và festival trượt tuyết Holmenkollen tại Na Uy.

Lễ hội có hơn 100 công trình kiến trúc, được làm từ 120.000 m3 tuyết và 110.000 m3 băng được kéo lên từ con sông Tùng Hoa. 

7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á - Ảnh 1.

(Ảnh: TTXVN).

Trung tâm của lễ hội là "vương quốc băng tuyết" trải rộng 600.000 m2, bao gồm 21 nhóm tác phẩm điêu khắc băng hoành tráng. Công trình tiêu biểu năm nay là tòa nhà băng chọc trời "vương miện băng tuyết", bao gồm hai tòa tháp đan xen, có chiều cao 40 m.

Năm nay, lễ hội mùa đông nổi tiếng này kỉ niệm lần thứ 36 và chính thức diễn ra từ 5/1 đến 5/2. Lễ hội thu hút hàng nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm.

Lễ hội Ati-Atihan, Philippines

Philipines không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ mà còn thu hút du khách bởi những lễ hội độc đáo, trong đó có lễ hội Ati – Atihan.

Lễ hội được người dân Kalibo trên đảo Panay, Philippines tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 1. Lễ hội tồn tại hơn 800 trước và được xem là lễ hội mùa xuân qui mô nhất đất nước này.

7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á - Ảnh 2.

(Ảnh: Dailytigerairways).


Lễ hội này bắt nguồn từ một nhóm người Mã Lai nhập cư. Để dễ dàng hòa nhập với người dân bản địa có làn da tối màu, họ đã sơn mặt màu đen rồi ca hát, nhảy múa bày tỏ sự biết ơn vì đã được chu cấp đồ ăn và đất để sinh sống.

Ngày nay, lễ hội vẫn giữ được những nghi lễ truyền thống. Tâm điểm của Ati-Atihan là ngày chủ nhật (tuần thứ 3 của tháng 1) với màn rước tượng chúa hài đồng từ nhà thờ Kalibo đến công viên Pastrana gần đó. Lễ rước linh đình này đã trở thành cuộc diễu hành thu hút người dân và du khách tham gia.

Lễ hội River Hongbao, Singapore

Lễ hội River Hongbao là sự kiện diễn ra vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán tại Singapore. Lễ hội thường được tổ chức tại sân khấu nổi ở vịnh Marina, nhìn ra khu vực bến tàu Marina cũng như tầm nhìn toàn cảnh đường chân trời Singapore.

7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á - Ảnh 3.

(Ảnh: visitsingapore).


Đến tham dự lễ hội, du khách được chiêm ngưỡng những bức tượng khổng lồ trong thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 con giáp, biểu diễn hàng đêm của các nghệ sĩ và màn trình diễn pháo hoa trên vịnh Marina.

Vào buổi tối, toàn bộ khu vực bừng sáng với muôn vàn sắc màu rực rỡ và du khách cũng sẽ được thưởng thức các màn trình diễn của các đoàn biểu diễn nghệ thuật hoặc các ban nhạc. Và điều tuyệt vời nhất là du khách được tham gia hoàn toàn miễn phí. Năm nay, lễ hội diễn ra vào 25/1.

Lễ hội hoa mơ, Nhật Bản

Lễ hội hoa mơ ở Mito là sự kiện thường niên có lịch sử hơn 120 năm, được tổ chức ở Kairakuen - một trong 3 khu vườn nổi tiếng nhất về số lượng cây mơ của Nhật Bản. Tại đây trồng khoảng 3.000 cây hoa mơ (Ume) thuộc 100 giống khác nhau, có thời gian nở hoa liên tục từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm.

7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á - Ảnh 4.

(Ảnh: jalan.net).


Năm nay là lần thứ 124 tổ chức lễ hội hoa Mơ ở Mito. Đây cũng là sự kiện lớn nhất của khu vực Ibakari. Theo kế hoạch, lễ hội sẽ diễn ra từ 15/2 đến 29/3 với nhiều hoạt động sôi nổi. Đây là thời điểm lí tưởng để du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa mơ tại khu vườn Kairakuen.

Ngoài ra, đến lễ hội, du khách còn được tham gia các hoạt động sôi động khác như: xem biểu diễn đàn Koto, trà đạo, kiếm thuật và thỏa sức tham quan các phòng trưng bày các sản phẩm nghệ thuật truyền thống của địa phương…

Tết Nguyên tiêu, Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày tết quan trong của người Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung. Tết Nguyên tiêu còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tịch hay Tết Hoa Đăng, bắt đầu vào ngày 15/1 Âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Nguyên tiêu diễn ra vào 8/2.

7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á - Ảnh 5.

(Ảnh: CFP).


Vào ngày này, mọi người thường treo đèn lồng, thả hoa đăng và ăn món bánh trôi nước để cầu mong năm mới bình an và mùa màng bội thu.

Lễ hội Holi, Ấn Độ

Lễ hội Holi tại Ấn Độ còn được gọi là "Lễ hội Sắc màu". Đây là một trong những sự kiện quan trọng của Ấn Độ, cũng như nhiều quốc gia có cộng đồng người theo đạo Hindu sinh sống. 

7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á - Ảnh 6.

(Ảnh: Jerichoonline).


Lễ hội Holi đánh dấu kết thúc của mùa đông và sự khởi đầu của mùa xuân với hi vọng vào một mùa màng bội thu. Hoạt động này cũng kỉ niệm chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Lễ hội được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Phalgun theo lịch Hindu. Năm nay lễ hội sẽ diễn ra trong hai ngày là 9/3 và 10/3.

Lễ hội chùa Hương

Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, đặc biệt là những đầu năm mới. Lễ hội chùa Hương cũng được biết lễ hội lớn tại Việt Nam.

7 lễ hội mùa xuân đặc sắc tại châu Á - Ảnh 7.

(Ảnh: Giang Huy).

Khoảng thời gian từ mùng 6 tháng 1 đến hết tháng 3 Âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương. Trong đó, thời gian nhiều du khách đến đây hành hương nhất là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai Âm lịch hằng năm. Vào dịp này, du khách đến đây sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động văn hóa hấp dẫn của lễ hội để chào đón năm mới.
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.