Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á

Vào dịp đầu năm mới, tại một số quốc gia châu Á có những món ăn truyền thống đặc trưng với ý nghĩa mang đến nhiều may mắn và tài lộc. Hãy cùng khám phá những món ăn đó ngay dưới đây.

Hàn Quốc: Canh bánh gạo

Tại Hàn Quốc vào dịp đầu năm mới, món canh bánh gạo (Tteokguk) được coi là món ăn truyền thống ngày Tết. Mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món canh này để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới. 

Đặc biệt, người Hàn Quốc ăn canh bánh gạo vào ngày đầu năm như một nghi thức trang trọng để mừng bản thân bước qua một tuổi mới.

Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á - Ảnh 1.

(Ảnh: Naver).

Món ăn được chế biến với thành phần bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa. Món canh Tteokguk ăn cùng với kim chỉ cải thảo hoặc kim chỉ củ cải trắng sẽ hấp dẫn và đậm đà hơn.

Nhật Bản: Osechi

Tuy không đón Tết theo lịch âm theo một số quốc gia châu Á nhưng vào dịp đầu năm mới tại Nhật Bản người dân vẫn thường hay ăn món Osechi.

Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á - Ảnh 2.

(Ảnh: wanderlusttips).

Món ăn này bao gồm súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), tôm chiên, bánh dày... được chế biến kĩ lưỡng. Tất cả được xếp trong một chiếc khay hình chữ nhật sang trọng và có ý nghĩa mang đến những điều may mắn trong năm mới. Tùy từng địa phương, các món ăn trong khay sẽ thay đổi. 

Singapore và Malaysia: Yu Sheng

Món ăn đầu năm mới tại Singapore và Malaysia là Yu Sheng hay còn được biết đến là gỏi cá. Món ăn này thường được dùng làm món khai vị để mang đến sự may mắn, giàu sang cho gia chủ. Khi món ăn được dọn ra sẽ được bỏ thêm một số bao lì xì ở bên cạnh.

Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á - Ảnh 3.

(Ảnh: Shang Palace Sài Gòn).

Món ăn được làm từ cá hồi tươi kết hợp với các loại trái cây, rau củ như bưởi, đu đủ, củ cải, cà rốt thái sợi, rau sống, đậu phộng, vừng (mè)... Để thưởng thức món ăn này đúng nghĩa, người ăn sẽ xới món ăn lên càng cao càng tốt và trộn đều với nước sốt từ quả mận và thưởng thức.

Trung Quốc: Sủi cảo và cá

Theo phong tục của người Trung Quốc, sủi cảo và cá là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày đầu năm. Hai món ăn này có ý nghĩa mang đến sự may mắn và thịnh vượng.

Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á - Ảnh 4.

(Ảnh: Wiki).

Trong đó, từ "cá" phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với từ "dư" trong "dư thừa". Trong khi món sủi cảo có hình dáng giống quan tiền cũng được quan niệm là món ăn mang lại tài lộc cho cả năm.

Việt Nam: Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết tại Việt Nam. Những chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự qui tụ của trời, đất và thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên.

Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á - Ảnh 5.

(Ảnh: Adayroi).

Khác với miền Bắc, ở miền Trung và miền Nam người dân còn gói bánh tét - nguyên liệu tương tự bánh chưng nhưng được gói hình trụ tròn. Vào những ngày cận Tết, những người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau gói bánh chưng, bánh tét và ôn lại những kỉ niệm trong năm cũ.

Lào: Lạp

Món Lạp được xem là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đầu năm tại Lào. Theo tiếng Lào thì lạp có nghĩa là lộc. Món ăn này có ý nghĩa mang đến phúc lộc và may mắn trong năm mới.

Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á - Ảnh 6.

(Ảnh: The culture trip).

Món ăn này gồm thịt gà hoặc thịt bò băm nhỏ rồi trộn với nhiều loại rau mùi, nước cốt chanh và thính nếp rang vàng, ăn kèm với cơm nếp dẻo. Người Lào cũng nấu món Lạp để đem đi biếu tặng thay lời chúc đầu năm mới.

Campuchia: Cà ri

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết tại Campuchia là món cà ri. Cà ri tại Campuchia ít cay hơn so với các món cà ri của Thái Lan và thường được ăn kèm với bánh mì. Món ăn được chế biến từ thịt bò, thịt gà hay cá, cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi, sả và rất ít ớt, vì thế sẽ dễ ăn hơn nhiều so với cà ri Thái.

Những món ăn mang lại may mắn dịp đầu năm tại châu Á - Ảnh 7.

(Ảnh: Printest).

Theo phong tục, vào dịp Tết cổ truyền, mỗi gia đình Campuchia sẽ có ít nhất một người mang thức ăn lên chùa nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức cà ri đặc trưng.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.