Theo Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH) Cao Văn Thành, nếu những người bán dâm không phải là người nổi tiếng thì sẽ rất ít được dư luận chú ý.
Việc báo chí khai thác các yếu tố liên quan đến người nổi tiếng đã làm nhiều người quan tâm hơn đến người bán dâm vừa qua.
Khi được hỏi tại sao các vụ mua bán dâm ngàn USD thường chỉ nhắc đến người bán mà không thấy nói đến người mua, ông Thành giải thích, không có bất cứ quy định nào cho phép nêu tên người bán cũng như người mua dâm.
Vì vậy, cơ quan công an đã thận trọng trong cung cấp thông tin, chỉ đưa tên đối tượng môi giới chứ không đưa danh tính cụ thể người mua hoặc bán dâm.
“Đối với người mua dâm, nếu là cán bộ, viên chức, nhân viên lực lượng vũ trang thì sẽ được báo cáo về cơ quan đơn vị để xem xét và có hình thức kỷ luật”, ông Thành nói thêm.
Theo ông, việc thông tin nhiều về người nổi tiếng bán dâm sẽ dẫn đến sự kỳ thị đối với người bán dâm cũng như gia đình họ, mặc dù hiện nay người bán dâm không phải giáo dục tại địa phương hoặc nơi sinh sống.
Đại diện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội nói rõ, trong pháp lệnh Phòng chống mại dâm, nghị định 167 (về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội) người mua dâm còn bị xử phạt nặng hơn người bán dâm.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-300 nghìn đồng người bán dâm. Nếu bán dâm cho nhiều người cùng một lúc thì bị phạt từ 300-500 nghìn đồng.
Phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng đối với hành vi mua dâm; phạt từ 2-5 triệu trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc; phạt từ 5-10 triệu đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.
Hành vi mua dâm được xác định chưa phải là hành vi nguy hiểm nên luật quy định chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính chứ chưa thể cấu thành tội phạm.
Ông Thành cho hay, ở Hà Lan hay Thụy Điển, mại dâm được xem như một nghề nhưng người quản lý mại dâm ở nước họ cho biết, nếu quản lý mại dâm như một nghề khác thì không phù hợp, bởi nó có tính đặc thù, phụ thuộc vào văn hoá, tập quán và ý thức pháp luật...
Ông cũng nói rõ, ở Việt Nam việc có nên hay không xem mại dâm là một nghề cũng đã được đưa ra bàn tại một vài hội thảo, nhưng ý kiến bất đồng khá nhiều.
“Điều quan trọng nhất là phải làm sao cho phù hợp với phong tục tập quán. Ngay như các nước Bắc Âu chấp nhận mại dâm nhưng vẫn có nhiều quan điểm không tán đồng đó là một nghề”, ông Thành nói.
Ông Thành cũng dẫn chứng, mại dâm tại New Zealand không bị cho là vi phạm đạo đức mà chỉ quan tâm cần có luật về mại dâm để quản lý về bệnh tật, sức khoẻ cho những người tham gia vào hoạt động này.
Vụ Á hậu bán dâm nghìn đô: Đại diện Bộ LĐ-TB&XH lên tiếng
Theo luật, không quy định công khai danh tính người mua dâm và bán dâm. Tuy nhiên, thông tin về người bán dâm vẫn bị ... |
Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì vụ 'chân dài' bán dâm
Mấy ngày qua, vụ việc Á hậu T.D và diễn viên kiêm MC C.V bị điều tra liên quan đến hành vi mua bán dâm ... |
Á hậu, diễn viên bán dâm hàng nghìn USD: Trách nhiệm của khách sạn khi khách hàng có hành vi mua bán dâm như thế nào?
Đối với trường hợp chủ khách sạn không kiểm soát được mà để xảy ra trường hợp mua bán dâm sẽ bị xử phạt hành ... |