'Air Visual xếp Hà Nội đứng đầu về ô nhiễm là vô lí'

Sáng 4/10, Air Visual xếp Hà Nội đứng đầu các thành phố ô nhiễm với AQI trên 200. Các chuyên gia chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn và nghi vấn về cách đo của nhà cung cấp này.

Sáng 4/10, các trang quan trắc như Air Visual hay Pam Air đều cho các kết quả chất lượng không khí ở Hà Nội chuyển ngưỡng kém và xấu (mức ảnh hưởng đến sức khỏe nhóm nhạy cảm).

Đây được cho là điều bất thường bởi chất lượng không khí khu vực đô thị thường tốt lên sau các trận mưa lớn trong khi Hà Nội vừa đón nhận các cơn mưa ngày 3 và sáng 4/10.

'Air Visual xep Ha Noi dung dau ve o nhiem la vo ly' hinh anh 1
'Air Visual xep Ha Noi dung dau ve o nhiem la vo ly' hinh anh 1
'Air Visual xep Ha Noi dung dau ve o nhiem la vo ly' hinh anh 2
'Air Visual xep Ha Noi dung dau ve o nhiem la vo ly' hinh anh 2

Chất lượng không khí Hà Nội trên trang Air Visual xấu đột biến sau mưa, có nơi AQI lên đến 241. Cùng lúc, số liệu mà Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đưa ra cho thấy chất lượng không khí ở mức trung bình. Ảnh chụp màn hình.

Chất lượng không khí xấu đột biến sau mưa

Cụ thể, theo Air Visual, sáng 4/10, khu vực Tây Hồ và đường Nguyễn Văn Cừ, chỉ số AQI vượt trên 200. Các khu vực thường có không khí không tốt như Mỹ Đình, Thành Công, Cầu Giấy, chất lượng không khí cũng ở mức kém (AQI từ 100 đến 140).

Hà Nội vì thế được xếp vị trí đỉnh trong bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất (AQI 207). Tuy nhiên, đây lại không phải là chỉ số AQI trung bình của 13 điểm quan trắc mà từ 1 điểm duy nhất.

Air Visual cũng đưa ra nhiều số liệu quan trắc bất thường như 2 địa điểm cùng trên địa bàn Hà Nội có chỉ số chênh nhau đến 150 đơn vị (Nguyễn Văn Cừ - 241, Vinhomes Times City - 93).

Còn theo website của Pam Air, màu đỏ cũng đại diện cho hầu hết địa bàn Hà Nội, khu vực nội thành có chỉ số AQI dao động trong mức 160-190, tiệm cận mức xấu.

Trong khi đó, các trạm quan trắc của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho kết quả AQI trung bình chỉ hơn 60, ở mức bình thường.

Trao đổi với Zing.vn, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc không khí Hà Nội xấu đột ngột sau khi mưa không quá khó hiểu.

"Dễ thấy thời tiết Hà Nội sáng nay sương mù dày đặc. Ngay sau trận mưa, chất lượng không khí được cải thiện đôi chút, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Vì sau đó, các phương tiện đổ ra đường, các công trường xây dựng đồng loạt đi vào làm việc khiến nồng độ ô nhiễm tăng cao, lại bị giữ lại bởi lớp sương mù nên chất lượng không khí suy giảm", GS Ngọc Đăng phân tích.

'Air Visual xếp Hà Nội đứng đầu về ô nhiễm là vô lí' - Ảnh 2.

Air Visual sáng 4/10 xếp Hà Nội đứng đầu các thành phố ô nhiễm. Ảnh chụp màn hình.

Ông cho rằng Hà Nội hiện tại cũng đang vào giai đoạn không khí xấu trong năm, trời hanh khô, sự phân bố nồng độ bụi theo chiều dọc bị ảnh hưởng. Nên chỉ cần có các tác nhân ô nhiễm, gặp thời tiết bất lợi là chỉ số AQI tăng cao đột biến.

"Thông thường nhiệt độ trên cao sẽ thấp hơn bên dưới, không khí có xu hướng bay lên và tỏa ra giúp thoát bụi. Tuy nhiên, những lúc có hiện tượng nghịch nhiệt thì ngược lại, không khí nóng sẽ ở trên và không bay xa được, kèm theo gió quẩn khiến nồng độ bụi tăng cao", ông phân tích.

Nhiều mâu thuẫn và nghi vấn về con số

Đánh giá về các kết quả quan trắc của các trang nước ngoài như Pam Air hay Air Visual, ông Đăng bày tỏ sự nghi ngờ và cho rằng bảng xếp hạng chất lượng không khí các thành phố theo thời gian thực là vô .

"Tôi hoàn toàn không đồng tình với nhận định ô nhiễm Hà Nội rất nguy hiểm, hay Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới dựa trên các chỉ số của các trang này. Hà Nội ô nhiễm nặng, nhưng không đến mức như người ta nói. AQI phải từ 300 trở lên người ta mới coi là nguy hại, bắt đầu cho học sinh nghỉ học, dừng các công trình xây dựng, dừng các hoạt động sản xuất", ông Đăng nói.

GS Phạm Ngọc Đăng cho hay để đánh giá tình hình ô nhiễm tại một địa điểm, trong một khoảng thời gian, các nhà khoa học cần lấy nhiều chỉ số, liên tục, sau đó tính trung bình trong ngày, tháng, năm.

"Không thể lấy chỉ số tức thời, đột xuất để nói Hà Nội ô nhiễm nhất hay nhì thế giới được, đấy là điều vô , phi khoa học. Kể cả chỉ số của 1 giờ hay nửa giờ cũng là không khách quan", vị giáo sư nhấn mạnh.

'Air Visual xếp Hà Nội đứng đầu về ô nhiễm là vô lí' - Ảnh 3.

Air Visual không lấy chỉ số trung bình mà chọn 1 điểm quan trắc của GreenID để làm chỉ số chung cho Hà Nội. Ảnh chụp màn hình.

GS Ngọc Đăng nhận định Hà Nội có đặc điểm là ô nhiễm không khí biến thiên liên tục theo ngày, theo giờ. Những lúc ô nhiễm nhất có thể cho chỉ số AQI trên 200, nhưng tính trung bình cả ngày thì lại ở mức bình thường, không quá nghiêm trọng. Vì vậy, lấy chỉ số quan trắc nhanh để xếp hạng các thành phố về độ ô nhiễm dễ gây hoang mang cho người dân.

PGS.TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản môi trường (ĐH Công nghiệp TP HCM), cho rằng số liệu các trang quan trắc như Air Visual đang có nhiều điểm nghi vấn.

"Có thể các trạm, vị trí đặt chưa phải là khu vực điển hình để thu nhận mẫu. Phương pháp, thiết bị đấy chưa đáp ứng đủ độ chính xác để cho kết quả. Nếu thiết bị không có độ chính xác cao thì chắc chắn kết quả ra không đúng hoặc thậm chí cho sai số hàng trăm đơn vị", TS Hùng Anh nói.

Theo TS Hùng Anh, chỉ số ô nhiễm các trang này đo ở Hà Nội chỉ mang tính chất cục bộ, tức thời bởi cách đo quan trắc nhanh, cung cấp số liệu liên tục và không đại diện cho cả khu vực.

"Khi các số liệu quan trắc của trang nước ngoài được đưa ra mà chưa được các cơ quan chuyên môn của Việt Nam kiểm chứng là điều đáng lo ngại. Bản thân các cơ quan chức năng còn không biết dữ liệu của họ đúng hay sai, lấy thế nào, quan trắc ở đâu thì sao đảm bảo để cung cấp cho người dân được", TS Hùng Anh bày tỏ.

Đặc biệt, GS Ngọc Đăng chỉ ra điểm nghi vấn ở khu vực Tây Hồ. Theo Air Visual, đây là khu vực có không khí thường xuyên ở mức kém (AQI trên 200). Trong khi đó, đây là khu vực có lưu lượng phương tiện không cao, ít đột biến, lại không cạnh các khu sản xuất, công nghiệp nào, thậm chí khu vực quanh hồ Tây chất lượng không khí luôn ở mức tốt nhất tại Hà Nội.

"Tôi nghĩ thiết bị quan trắc đặt ở đây đang bị tác động bởi một nguồn ô nhiễm trực tiếp nào đó, khiến kết quả bị sai lệch lớn", GS Ngọc Đăng nhận định.

"Trang nào đúng, trang nào sai thì rất khó nói, mỗi địa điểm có tình hình ô nhiễm khác nhau. Ta còn không rõ họ đặt ở những điểm nào, có đảm bảo về mặt khoa học không, phương pháp quan trắc ra sao và ai giám sát tính xác thực của những chỉ số ấy?", ông Đăng đặt câu hỏi về các cơ quan quan trắc nước ngoài.

Ông cho rằng người dân cần theo dõi, cập nhật thêm tình hình không khí từ các trang chính thức của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố, Tổng cục Môi trường vì đây là các trang được quản , giám sát bởi cơ quan chuyên ngành của Nhà nước, thiết bị đo đều phải đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Tổ chức AirVisual được thành lập vào năm 2015, có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ. Nền tảng này cung cấp thông tin về chất lượng không khí của hơn 10.000 thành phố ở 80 quốc gia khác nhau. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các máy đo không khí do các tình nguyện viên cung cấp, Air Visual sẽ tổng hợp lại, sau đó đưa ra con số cao nhất cho một thành phố. Hiện Air Visual có 13 điểm quan trắc tại Hà Nội, trong đó có 7 điểm lấy chỉ số của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội.

PAM Air cũng là một trang quan trắc không khí được lập ra bởi doanh nghiệp công nghệ D&L có trụ sở ở Việt Nam. Công thức quan trắc không khí của PAM Air được tính theo giờ và trang này hiện có trên 20 điểm quan trắc ở Hà Nội.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.