Tuổi 40, cái tuổi mà nói theo Khổng Tử khi xưa, ấy là “tứ thập nhi bất hoặc” nghĩa là cái tuổi đã coi là chín chắn, lịch duyệt, có kinh nghiệm sống phong phú, cái nhìn và cách hành xử trong cuộc sống không còn mơ hồ huyễn hoặc nữa thì các thú chơi, các trò giải trí dường như cũng đã được định hình rõ ràng hơn.
Tuổi 40 cũng là cái tuổi mà sự nghiệp và vị trí đã vững vàng, có chỗ đứng và vẫn cứng chỗ đó. Các ông đa phần sức khỏe còn sung mãn mà thu nhập lại ổn định, có nhiều người thu nhập cao, có tích lũy đảm bảo thỏa mãn như cầu mua sắm phục vụ những thú chơi.
Trong chơi đồ âm thanh, tính thụ động lại khá cao, kinh nghiệm nghe, chọn lựa phối ghép tuy rằng rất quan trọng, nhưng chất lượng và mức đầu tư cho từng thiết bị quyết định rất nhiều đến kết quả âm nhạc cuối cùng.
Nhiều ông những năm tháng tuổi xanh bôn ba lo làm ăn cơm áo, nuôi vợ nuôi con. Nay có tiền chợt thảng thốt tiếc nuối, nảy sinh tâm lý thèm hưởng thụ, hoặc bị bạn bè đưa đẩy vào đời, thế là chơi, là mạnh dạn đầu tư. Các thú chơi âm thanh hay chơi máy ảnh vẫn được các quý ông đùa nhau là “ngã vào hố vôi” nhưng xem ra ngã vào “hố âm thanh” sẽ tốn tiền hơn “hố máy ảnh” rất nhiều.
Nếu như sắm một bộ máy ảnh cao cấp cả lens tầm hơn trăm triệu là đã quá thừa thãi cho một tay máy amateur sáng tác thì tầm tiền đó chỉ mới mua được một bộ dây loa high-end cao cấp cho mấy ông nghiện âm thanh mà thôi, nhiều ông đầu tư bộ dàn cả mấy trăm triệu đến hàng tỷ mà nghe chừng vẫn chưa thỏa mãn, vẫn tiếp tục đi tìm.
Trong trò nhiếp ảnh, để có những tấm ảnh đẹp cần nhất là kỹ thuật tinh thông, có góc nhìn sáng tạo và nắm bắt khoảnh khắc tinh tế… thì sẽ có những tấm ảnh đẹp đầy cảm xúc, nghĩa là con người và con mắt quyết định là chính chứ không phải thiết bị. Ngược lại, trong chơi đồ âm thanh, tính thụ động lại khá cao, kinh nghiệm nghe, chọn lựa phối ghép tuy rằng rất quan trọng, nhưng chất lượng và mức đầu tư cho từng thiết bị quyết định rất nhiều đến kết quả âm nhạc cuối cùng.
Các ông chơi có truyền thống từ tuổi trẻ thì bình tĩnh hơn, định hình rõ hơn và xác định hướng cuộc chơi rõ ràng hơn, cũng đỡ tốn kém hơn phần nào vì học phí đã rải đều qua năm tháng.
Các thú chơi âm thanh hay chơi máy ảnh vẫn được các quý ông đùa nhau là “ngã vào hố vôi” nhưng xem ra ngã vào “hố âm thanh” sẽ tốn tiền hơn “hố máy ảnh” rất nhiều.
Nói là thích nghe nhạc, nhưng đại đa số các ông 40 chơi đồ âm thanh bên cạnh việc nghe nhạc đều rất chú trọng vào việc bộ dàn này phát ra âm thanh như thế nào, điều này kể ra cũng đúng, vì hệ thống có phát ra được âm sắc phong phú chính xác thì mới đem lại cảm xúc khi nghe.
Nhưng có nhiều ông lại quá chú trọng đến góc độ “nghe tiếng động” mà thậm chí việc thưởng thức âm nhạc chỉ coi là việc phụ, đi nghe ở đâu cũng cố gắng lắng nghe những tiếng gõ lốp cốp, tiếng kèn khò khè xem có giống không, có phê không – một biểu hiện rất rõ nét của các audiophile (tức là các ông nghiện âm thanh).
Lại có nhiều ông hầu như chưa bao giờ đặt chân đến Nhà hát Thành Phố để nghe hòa nhạc nhưng vẫn mạnh dạn chém như đúng rồi, rằng tiếng này chưa đạt tiếng kia còn mờ, đến khi hỏi lại thế nhạc cụ gì đang chơi đấy ông? thì ngớ cả ra như người bỗng dưng phải cảm.
Một số ông tinh đời và có hiểu biết thì chịu chi tiền mua vé đi nghe những buổi hòa nhạc, nhất là nhạc cổ điển để biết thế nào là âm thanh thật, âm thanh acoustic, thế nào là cái réo rắt của tiếng violon thế nào là tiếng nảy của tiếng dương cầm rồi thì thế nào là tiếng của bộ hơi, bộ gõ… bấy giờ mới về nhà nghe thử thấy gì đã được, cái gì chưa được mà biết đường điều chỉnh.
Một số ông tinh đời và có hiểu biết thì chịu chi tiền mua vé đi nghe những buổi hòa nhạc, nhất là nhạc cổ điển để biết thế nào là âm thanh thật, âm thanh acoustic, thế nào là cái réo rắt của tiếng violon.
Tuổi 40 cũng là thời kỳ mà các nhà tâm lý học gọi là “nguy cơ tuổi trung niên” vì đây là độ tuổi đàn ông đứng trước nguy cơ rất dễ ngoại tình, vì đã có tiền bao gái đẹp, vì thích của lạ… chung quy là để khẳng định “cái tôi” còn khỏe, còn hấp dẫn.
Nhiều ông 40 chơi âm thanh cũng thế, bộ dàn hi-end đắt tiền ở nhà đã khá, thậm chí rất hay rồi, nhưng đi nghe ở nhà ông bạn, thấy một màu âm mới, một phong cách lạ, lại sinh ra thèm, là tơ tưởng… tìm cách đổi mới hoặc mua thêm, mà thường mua thêm là chính vì đã mua đồ đắt quá, bán rẻ thì tiếc.
Cho nên trong nhà ngày càng thêm lỉnh kỉnh loa đài, chỉ tội cho các bà vợ không thông cảm với tâm lý tham lam của tuổi 40, suốt ngày càm ràm về việc sao mà ông mua về lắm thế, chắc là tốn tiền lắm, mà tiền ấy ở đâu ra, thế là mấy ông nảy sinh ra trò nói dối vợ: “đây ampli của anh A nhiều đồ quá cho mượn về nghe chơi, bộ loa này của anh B tặng” hoặc mua ngoài shop 10 tiền thì chỉ nói 4 cho vợ yên tâm, sự thật làm gì có nhiều ông bạn tốt bụng đến thế? Mấy ông audiophile bên Tây còn có cái chỉ số “Vợ Chấp Nhận” WAF (wife acceptance factor – càng cao càng tốt, càng thấp càng đáng quan ngại), loa máy hay đến đâu mà mua về cứ đắt tiền hoặc to lớn kềnh càng là coi chừng, vợ mà cau mày thì nghe nhạc chắc hẳn không vui.
Nhiều ông 40 chơi âm thanh cũng thế, bộ dàn hi-end đắt tiền ở nhà đã khá, thậm chí rất hay rồi, nhưng đi nghe ở nhà ông bạn, thấy một màu âm mới, một phong cách lạ, lại sinh ra thèm, là tơ tưởng…
Sự nghe so với sự nhìn thì phải nói là sự nghe khắt khe hơn rất nhiều. Cái trò không nghe nhạc thì thôi, mà đã nghe rồi thì cái tai thính lên rất nhanh, ngày càng đòi hỏi môt cấp độ cao hơn, hoàn hảo hơn.
Đến nhà nào mà cùng cái đĩa đó, cùng bài hát đó, loa người ta nghe thấy tiếng tép leng keng vi vút hay tiếng bass sâu thẳm dịu mềm mà bộ dàn nhà mình không có là khối ông ra về với cả một niềm trăn trở, tìm hiểu nguyên nhân: “Tại sao, tại sao…?” thậm chí có đêm còn mất ngủ.
Sau đó là nghe “thầy” này phán phải như này, “thầy” khác chém phải như kia, lục nát cả các diễn đàn trong ngoài nước để rồi lọ mọ đổi dây, rồi mạnh tay hơn là đổi loa đổi máy, nhằm tìm bằng ra cái thứ leng keng mơ hồ kia, vậy là lại tốn một mớ tiền.
Muốn nghe nhạc hay ở tuổi 40 là tâm phải tĩnh, phải biết mình muốn gì, cần gì. Cũng như sức người có hạn, mà ham muốn thì vô biên, cho nên phải tự định cho mình thích nghe thể loại gì, thích chất âm màu âm thế nào, định đầu tư bao nhiêu… rồi định hình cuộc chơi sau đó mới điều chỉnh việc mua sắm đồ chơi sao cho trúng và cách nghe cho phù hợp, ấy mới chính thực là thú chơi âm thanh của những người được gọi là “tứ thập nhi bất hoặc”.