Ăn con nưa có thể bị tử vong?

Nưa là con vật có hình thức bên ngoài rất giống với con trăn. Tuy nhiên, ăn con nưa rất nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc. Vậy làm sao để phân biệt được con nưa và con trăn, cũng như phòng tránh được ngộ độc do con nưa gây ra?
 
an con nua co the bi tu vong Uống rượu ngâm cây trong bữa liên hoan, 7 người nhập viện khẩn cấp
an con nua co the bi tu vong Bắt được sinh vật lạ giống 'trăn khổng lồ' khi thả lưới ở đầm lầy trên đồi
an con nua co the bi tu vong Tìm thấy 'thủ phạm' khiến 73 người bị ngộ độc khi ăn cỗ cưới ở Lào Cai

Con nưa là con vật như thế nào?

Con nưa là loài bò sát ít gặp hơn trăn. Loài này cũng không có tài liệu nghiên cứu cụ thể nào. Theo kinh nghiệm của người đi rừng lâu năm và các già làng, nưa có hình dạng bên ngoài rất giống con trăn, nhưng lại độc như rắn.

Con nưa có 2 sợi râu dài có chất sệt màu trắng giống mủ cóc rất độc. Chúng phun chất độc từ 2 râu này để bảo vệ hoặc giết con mồi. Nưa ngoài 2 lỗ mũi chính còn có 7 lỗ hô hấp khác, vẻ ngoài giống với trăn nên dân hay gọi là trăn 9 mũi. Bề ngoài nưa trông chẳng khác gì trăn nhưng điểm phân biệt chính là mùi của nó rất hôi như xác chết lâu ngày, đứng xa cả chục mét vẫn nhận ra.

Con nưa thường trú trong các bọng cây ở vùng rừng ẩm ướt, trong khi trăn lại sống trong hang hốc. Đầu con trăn thường bò sát đất còn đầu con nưa khi trườn thì ngóc lên, răng nưa còn chứa đầy độc tố. Ban đêm, con nưa thở phì phò, phì ra khí rất độc, nhất là đối với trẻ em.

an con nua co the bi tu vong

Ăn con nưa độc như thế nào?

Theo Zing, nưa là loại bò sát với thức ăn chính chủ yếu thịt động vật còn sống. Trong khi, thịt các động vật này phần lớn bị nhiễm ấu trùng trong cơ thể, chủ yếu là giun xoắn. Khi nưa ăn vào sẽ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là trong máu và mật sẽ chứa nhiều ấu trùng của loài giun này và lây sang người nếu không thực hiện việc ăn chín, uống sôi.

Đó có thể là lý do khiến một số người không bị ngộ độc ngay mà phải 2 tuần sau mới phát bệnh. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ sinh sản của giun xoắn, mỗi đợt, loài ký sinh trùng này sẽ tiết vào máu các chất độc, khiến cơ thể nổi sẩn ngứa, nhức mỏi, sốt…

Đối với thịt trăn hay máu trăn không có độc tố; nhưng đối với thịt nưa thì có độc tố, đặc biệt là trong bộ lòng.

Bác sĩ chuyên khoa Ký sinh trùng Nguyễn Ngọc Ánh cho biết: "Ngộ độc nưa là bởi cơ thể mẫn cảm dị ứng với huyết tương của con vật này. Việc uống tiết của nưa về bản chất rất nguy hiểm. Hơn nữa, uống máu sống còn ẩn chứa nguy cơ nhiễm các ấu trùng giun sán, đặc biệt là giun móc (giun xoắn)".

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thêm: "Hiện thông tin về nưa còn hạn chế, rất ít người biết con vật này. Song, cũng như các động vật hoang dã khác, chúng có thể chứa độc tố, khi con người ăn phải dẫn tới các phản ứng ngộ độc. Cơ chế tương tự như nọc độc của cóc, nấm,… Do đó, tốt nhất, người dân cần cảnh giác với loài động vật hoang dã này".

an con nua co the bi tu vong
Ăn nưa khiến nhiều người bị ngộ độc và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. (Ảnh: Tiền Phong)

Người ăn phải thịt con nưa sẽ có triệu chứng sốt cao, lạnh run, vã mồ hôi, nôn, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, có thể gây tổn thương gan. Đặc biệt, bao tử nưa và mật nưa vô cùng nguy hiểm vì chúng thường tiết độc tố để tiêu hủy con mồi nên chất độc sẽ động trong dạ dày và mật của nưa.

Y học hiện nay chưa có huyết thanh kháng độc con nưa. Vì thế, việc điều trị và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Để chữa trị nưa, dân gian hay có cách chế bộ da nưa làm thuộc giải độc.

Về sơ cứu khi bị ngộ độc đường tiêu hóa, Đại tá - bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Học viện Quân y 103 khuyến cáo, khi có dấu hiệu ngộ độc, cần nhanh chóng gây nôn cho nạn nhân để thải hết chất độc ra ngoài. Chúng chỉ tồn tại trong dạ dày tối đa 6 tiếng, nếu chuyển xuống ruột non, việc gây nôn hoàn toàn vô tác dụng.

Hy vọng với thực thông tin trên, mọi người đã biết được nưa là con vật như thế nào. Bạn cần phải biết phân biệt nưa với trăn để tránh những điều đáng tiếc. Tốt nhất là tuyệt đối không ăn thịt nưa ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Các vụ ngộ độc nưa xảy ra tương đối nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Con nưa còn được người dân địa phương gọi tên khác là "trăn 9 mũi", còn miền Bắc, con vật này khá lạ lẫm.

Mới đây,người dân thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cho biết người dân địa phương vừa bắt được một con vật nghi giống con trăn, nặng hơn 13 kg, trên đầu có đến 9 lỗ mũi. Khi biết đây là con nưa, người dân đã thả con vật này về rừng.

an con nua co the bi tu vong
(Ảnh: Dân Trí)
chọn
Cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau 2 năm thi công
Cầu Bến Mới dự kiến tạo một trục kết nối giao thông hoàn chỉnh giữa các khu di tích Đền Trần, Phủ Dầy của tỉnh Nam Định và quần thể danh thắng Tràng An, Bái Đính của tỉnh Ninh Bình, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.