Trong mật cá có một chất alcol steroid - chất này sau khi vào dạ dày hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp…
Triệu chứng xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi uống mật cá; người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy tiểu ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện để lọc máu.
Một nghiên cứu trên măng cho thấy, măng trắng (bào từ củ măng) và măng vàng (đã qua luộc, ngâm nước) đều có hàm lượng xyanua.
Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước; nhưng với măng chua, trong quá trình ngâm, chất này có thể kết hợp với một số enzym hoặc một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính…
Khi chế biến măng nên rửa kĩ, ngâm trong nước nhiều giờ, luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh ngộ độc.
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins - chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc.
Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.
Khi bạn mua rong biển về chế biến, nếu ngâm vào nước thấy phai màu lạ ra thì không nên tiếp tục sử dụng.
Ăn rong biển biến chất hoặc quá hạn sử dụng sẽ gây hại cho cơ thể; đặc biệt, những thành phần gây biến màu trong nước sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe.
Trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine - ăn nhiều có thể dẫn tới chóng mặt, buồn nôn. Nếu ăn sống cà chua xanh thì khả năng ngộ độc cao. Chính vì thế, các bà nội trợ nên chế biến cà chua đã chín đỏ.
Đậu tằm tự nó chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể con người, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi.
Các triệu chứng của tình trạng ngộ độc thường bất ổn, thiếu máu, vàng da, gan to, nôn mửa, sốt… Nếu không cấp cứu kịp thời, xảy ra thiếu máu nặng sẽ gây ra tử vong.
Trong sắn có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc… Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là bóc vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc.
Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Xem thêm: Phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu: Các biểu hiện và cách xử trí kịp thời
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019