Tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, cho biết theo thống kê, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đứng trước tim mạch, đột quỵ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiểu đường… Tương lai các căn bệnh này được dự báo sẽ trở thành cơn “sóng thần” bệnh tật đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với ung thư, hiện, tỷ lệ mắc có xu hướng giảm đi ở Mỹ, Nhật và châu Âu nhưng gia tăng ở các nước đang phát triển. Các loại ung thư hàng đầu hay gặp hiện nay ở nữ giới là ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp. Ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, gan thực quản…
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư. |
Theo PGS.TS Nghị, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là chế độ ăn uống, thuốc lá, nhiễm khuẩn, hoạt động sinh dục…
Về những thói quen cũng như sự thay đổi trong ăn uống góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị cho biết nếu như trước đây chúng ta ăn nhiều rau xanh, đồ luộc thì nay, mâm cơm của người Việt đã có sự thay đổi đáng kể.
Các món xào, chiên, rán… chiếm tỷ lệ cao, nguy cơ gây thừa chất béo. Chất béo thừa trong cơ thể không được chuyển hóa hết, tăng mỡ máu, gây béo phì, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Không những thế, các loại đồ ăn trên khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ gây ra chất độc và tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, theo lời khuyên của PGS.TS Nghị, nên ăn đồ luộc, hấp sẽ tốt hơn xào.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng chỉ ra, ăn càng nhiều không đồng nghĩa với việc khỏe nếu chế độ ăn không khoa học và ít vận động. Chế độ ăn nhiều Carbohydrat hay gluxit (tinh bột - có nhiều trong cơm) cộng thêm thói quen lười vận động sẽ gây ra thừa năng lượng. Năng lượng thừa tích lũy lại gây ra béo phì, ở nam giới tăng cholesterol, nữ giới tăng estrogen gây ra bệnh ung thư.
Từ đó, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị khuyến cáo, chúng ta nên có chế độ ăn uống cân đối, ăn đầy đủ đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo, chất bột đường (cơm, mì, phở…), bổ sung thêm rau, xanh và hoa quả tươi. Dành ra 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể lực, đi bộ, đạp xe, vận động cơ bắp là cách ngăn ngừa các bệnh tật trong đó có ung thư.
Đối với mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị phân tích thực phẩm muối phản ứng sinh học tạo ra một số vi khuẩn có lợi, tăng chất đạm, ăn ngon miệng. Tuy nhiên, người thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Ngoài ra, các thực phẩm có chất đạm được chế biến khô như cá mắm, thịt trâu, bò, thịt lợn khô, protein bị biến tính sẽ sinh ra các chất gây hại cho cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
XEM THÊM
Bé 8 tuổi ung thư máu: 'Nếu lấy được bộ phận nào của con để cứu người, mẹ cứ lấy'
Trên giường bệnh, bé trai 8 tuổi Phạm Trần Minh Q. (8 tuổi, Hải Hậu, Nam Định) nhắn nhủ với mẹ: "Nếu lấy được bộ ... |
Cô gái bị bệnh dạ dày vì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh và lời cảnh tỉnh cho giới trẻ
Mới đây, bài chia sẻ của một cô gái về bệnh dạ dày được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội. |
Bé gái 11 tuổi khỏi ung thư não
Sau vài tháng điều trị, khối u ác tính trong não Roxli Doss (Mỹ) biến mất hoàn toàn, không để lại dấu vết. |
Ăn quá mặn thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng
Trước đây, y học đã chứng minh rằng lạm dụng muối dẫn đến chứng mất trí nhớ và đau tim. Nay các nhà khoa học ... |
Ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?
Thói quen chấm đồ ăn vào bát nước chấm, gia vị trước khi ăn đã trở thành một thói quen không thể thiếu được với ... |
Phát bệnh vì... ăn mặn
Ăn mặn đang là một trong những lý do chính làm người bệnh tăng huyết áp ở VN tăng nhanh. Thông thường mỗi người Việt ... |