![]() |
Bà bầu nên 'tránh xa' 9 loại quả này trong 3 tháng đầu thai kỳ |
![]() |
Loại quả giúp tăng cường hệ miễn dịch bạn nên bổ sung ngay |
Theo y học cổ truyền, quả nhót có vị chua, hơi chát, tính bình và có công dụng trị ho, trừ đờm. Trên News.zing, bác sĩ Phó Thuần Hương, hiện đang công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết, tất cả các bộ phận của cây nhót, từ lá đến rễ đều được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.
Trong đó, nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ dùng để cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra còn có thể sử dụng dưới dạng nước tắm để rửa mụn nhọt.
![]() |
(Ảnh: YouTube) |
Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm. Trên động vật thí nghiệm, lá nhót có thể chống viêm cấp và mạn tính, có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, thành phần của nhót gồm 92% nước, 2% acid hữu cơ, 2,1% glucid, 2,3% cellulose và một số hợp chất chống oxy hóa, vitamin C, sắt và canxi…
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG QUẢ NHÓT
Dù quả nhót rất lành nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì cũng sẽ gây nên những bất lợi cho sức khỏe. Vì nhót có vị chua, chát nên mọi người cần tránh sử dụng khi đang đói, chỉ nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút và không ăn quá 5 quả mỗi ngày. Cách sử dụng nhót hiệu quả nhất đó là dùng để nấu canh chua hoặc chế biến cùng các loại thực phẩm khác.
![]() |
(Ảnh: cây giống nhót ngọt) |
Đối với những người mắc bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa, tốt nhất là không nên thưởng thức loại quả này, vì tình trạng viêm loét có thể lan rộng hơn, khó chữa trị hơn. Ngoài ra, những người mắc hội chứng ruột kích thích (thường xuyên đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón đan xen) cũng không nên ăn nhót, nhất là khi bụng rỗng.
Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình Hà Nội chia sẻ trên báo chí rằng, phía bên ngoài quả nhót, dù xanh hay chín cũng đều có một lớp phấn bao phủ. Nếu không cạo sạch lớp phấn này, khi ăn vào sẽ dễ bị ho, viêm họng, ngứa họng. Do vậy, trước khi ăn, bạn nên rửa sạch nhót, sau đó cầm quả nhót chà nhiều lần lên miếng vải sạch cho đến khi loại bỏ hoàn toàn được lớp phấn bên ngoài.
2 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ NHÓT
1. Chữa bệnh tiêu chảy
Dùng 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 – 12g lá nhót khô sao vàng, sắc với 400ml nước sạch cho đến khi còn khoảng 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày và nên uống trước bữa ăn từ 1 – 1,5 giờ. Có thể uống liên tục từ 7 – 10 ngày cho đến khi hết triệu chứng của bệnh.
Cũng có thể dùng là nhót phơi khô, tán nhỏ, sau đó hòa cùng với nước cơm và uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Lưu ý khi uống thì cần kiêng các thực phẩm tanh, tinh hàn như cua, cá, ếch, tôm…
![]() |
(Ảnh: BAOMOI.COM) |
2. Trị bệnh ho, hen suyễn
Lấy 16g lá nhót và 12g lá táo ta rửa sạch, sao vàng, kết hợp với hạt củ cải, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g sao vàng, đập dập. Sau đó cho tất cả vào nồi và đun cùng 700ml nước cho đến khi còn khoảng 3 chén thì dừng lại. Uống trước bữa ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ và mỗi ngày uống 3 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh giảm hẳn.
Bà bầu nên 'tránh xa' 9 loại quả này trong 3 tháng đầu thai kỳ | |
Lợi ích khi ăn quả cóc 'xấu xí' | |
6 loại quả này là lựa chọn tuyệt vời cho làn da khỏe đẹp |