Theo đó, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này là Tiến sĩ sinh học Nicola Evans, hiện đang công tác tại Học viện Hoàng gia Luân Đôn cho biết:
“Phần lớn các chủ trang trại gia súc, gia cầm đều thường sử dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi để vật nuôi luôn khỏe mạnh và tạo ra giống tốt. Nếu như những vật nuôi này bị giết mổ khi lượng thuốc kháng sinh vẫn còn tồn dư trong cơ thể chúng, thì người sử dụng sẽ có nguy cơ bị kháng kháng sinh rất cao.
Cụ thể trong cơ thể người luôn tồn tại các loại vi sinh vật gây bệnh. Khi lượng kháng sinh tồn dư trong thịt gia súc, gia cầm đi vào cơ thể, chúng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật 'làm quen' dần. Nếu như lượng kháng sinh đi vào cơ thể không đủ nhiều để có thể tiêu diệt được vi sinh vật gây bệnh, thì sẽ sinh ra hiện tượng quen thuốc hay còn gọi là nhờn thuốc.
Lâu dần, các vi sinh vật này sẽ gây bệnh cho cơ thể và vô hiệu hóa tác dụng của thuốc kháng sinh. Lúc này, nếu người bệnh đi khám, bác sĩ sẽ phải kê đơn thuốc kháng sinh liều cao, hoặc nghiêm trọng hơn nữa là không có thuốc để chữa”.
Cũng theo bà Nicola Evans, Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang là hai quốc gia có nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh nhiều nhất thế giới. Mục đích là để sản xuất và chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy hải sản. Thống kê từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho thấy, có tới 80% tổng số sử dụng kháng sinh ở Hoa Kỳ là trong nông nghiệp. So với bò và cừu, lợn và gia cầm thường được sử dụng thuốc kháng sinh cao hơn từ 5 – 10 lần.
Trong bài báo cáo của mình, Tiến sĩ Nicola Evans còn nhấn mạnh rằng có tới 25.000 ca tử vong tại các nước Liên minh Châu Âu và 23.000 ca tử vong ở Hoa Kỳ có liên quan đến kháng kháng sinh. Thậm chí, theo dự kiến, đến năm 2050 sẽ có khoảng 10 triệu người trên thế giới tử vong do bị kháng kháng sinh mỗi năm. Còn số này sẽ vượt qua tổng số ca tử vong trên toàn cầu do bệnh ung thư gây ra.
Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có tình trạng kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. |
'Tiếp tay' cho vi khuẩn kháng thuốc
Đây là trường hợp bệnh nhân thứ 5 mình gặp trong một tháng tại khoa với kết quả cấy đờm làm kháng sinh đồ ra ... |