Trong những năm gần đây, Google dù vẫn tích cực cải thiện hệ điều hành Android, cũng như liên kết với các công ty bảo mật tìm và loại bỏ các ứng dụng độc hại. Nhưng dường như vẫn chưa đủ, các loại ứng dụng khai thác thông tin hay một số khác spam quảng cáo vẫn gây thiệt hại nhiều cho người dùng.
Các phần mềm chứa mã độc ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và phức tạp. Hơn thế nữa, phần mềm chứa mã độc còn đánh vào tâm lý người sử dụng điện thoại nên số lượt tải tăng cao và gây nguy hại khôn lường.
Cho đến nay, Google đã có những bước tiến quan trọng với liên minh là các công ty bảo mật bao gồm ESET, Lookout và Zimperium trong cuộc chiến loại bỏ các ứng dụng, quảng cáo độc hại khỏi hệ sinh thái Android.
Tính đến tháng 9 năm ngoái, Google tuyên bố đã phát hiện và loại bỏ hơn 790.000 các ứng dụng vị phạm chính sách của hãng trước khi chúng chính thức đến tay người dùng.
Một chính sách mới được thêm vào năm 2018 khi yêu cầu các ứng dụng không được phép truy cập dữ liệu SMS, nhật ký cuộc gọi được áp dụng lên các nhà phát triển để tránh những dữ liệu riêng tư bị thu thập.
Đã có đến 98% số lượng các ứng dụng bị loại bỏ hoặc buộc phải thay đổi chính sách trong cùng năm. Và đến tháng 5/2019, có đến hàng chục nghìn ứng dụng bị xóa khỏi Google Play với chính sách mới này.
Bất chấp những nỗ lực cải thiện bảo mật trên kho ứng dụng Play Store trong năm vừa qua, nền tảng này vẫn tiếp tục là mục tiêu của các ứng dụng độc hại. Thậm chí, cả App Store của Apple cũng chung số phận khi không thể ngăn nổi các phần mềm chứa mã độc tồn tại trên đó.
Theo báo cáo của Express, hàng loạt ứng dụng độc hại đã vượt qua được hệ thống phòng thủ của Google Play Store và có khả năng lây nhiễm cao cho thiết bị người dùng.
Mặc dù các ứng dụng này hiện tại đã bị xóa khỏi kho ứng dụng, nhưng số lượng tải vẫn còn rất là lớn, người dùng nên loại bỏ các ứng dụng này khỏi thiết bị của mình để nếu như phát hiện.
Một số ứng dụng được VPNpro liệt kê dưới đây có thể nguy hiểm đến thiết bị: Sound Recorder, Super Cleaner, Virus Cleaner 2019, File Manager, Joy Launcher, Turbo Browser, Weather Forecast, Candy Selfie Camera, Hi VPN, Free VPN, Candy Gallery, Calendar Lite, Super Battery, Hi Security 2019, Net Master, Puzzle Box, Private Browser, Hi VPN Pro, World Zoo, Word Crossy!, Soccer Pinball, Dig it, Laser Break, Music Roam, Word Crush.
Không chỉ vậy, Trend Micro cũng đã báo cáo về một loạt các ứng dụng độc hại trên Android với số lượt lên đến 450.000 lượt tải. Phần lớn các ứng dụng được giới thiệu với tính năng tăng tốc máy, cải thiện hiệu suất.
Danh sách nào bao gồm: Shoot Clean-Junk Cleaner, Super Clean Lite, Super Clean-Phone Booster, Trò chơi nhanh, Rocket Cleaner, Rocket Cleaner Lite, Speed Clean, LinkWorldVPN, H5 gamebox.
Tệ hại hơn khi công bố mới đây của Upstream cho rằng, Android là hệ điều hành di động dễ bị tổn thương nhất khi sở hữu mã nguồn mở. Công ty bảo mật này còn châm biếm nói rằng Android chỉ là một sân chơi ưa thích của những kẻ lừa đảo.
Google có nghiêm túc với cuộc chiến chống lại các malware, ứng dụng độc hại trên Play Store vẫn là chưa đủ. Còn một chặng đường dài nữa cho đến khi kho ứng dụng này sạch bóng các ứng dụng độc hại.
Tất nhiên, trong thời điểm này, bản thân người dùng phải tự mình bảo vệ bằng cách hạn chế tải các ứng dụng không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, việc kiểm tra và loại bỏ hết các ứng dụng không cần thiết cũng là điều nên làm.