Huawei nói gì khi bị dính cáo buộc gián điệp từ Mỹ?

Căng thẳng giữa chính phủ Hoa Kỳ và Huawei vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi mà mới đây, Mỹ tiếp tục đưa ra bằng chứng cáo buộc công ty công nghệ Trung Quốc là mối rủi ro với nhiều mạng viễn thông trên thế giới.
Huawei-noi-gi-khi-bi-dinh-cao-buoc-gian-diep-tu-My-1

Mỹ vẫn xem Huawei là mối rủi ro với an ninh quốc gia. (Ảnh: Huawei).

Huawei bị nghi ngờ truy cập bất hợp dữ liệu của các nhà mạng trên thế giới

Các quan chức Mỹ đã tuyên bố rằng họ có bằng chứng cho thấy Huawei có quyền truy cập bằng "cửa sau" vào các mạng điện thoại di động trên khắp thế giới.

"Chúng tôi có bằng chứng cho thấy Huawei có khả năng truy cập thông tin bảo mật từ những mạng di động trên khắp thế giới từng là đối tác của nhà sản xuất này", cố vấn an ninh Hoa Kỳ cho biết.

Trước đó, phía Hoa Kỳ từng cáo buộc Huawei đã bí mật tạo một cổng truy cập riêng dựa trên việc bán những thiết bị viễn thông của mình cho các công ty của Mỹ.

Huawei nói gì khi bị dính cáo buộc gián điệp từ Mỹ? - Ảnh 3.

Huawei liên tiếp bị dính cáo buộc gián điệp từ Mỹ. (Ảnh minh họa: techworm).

Những bằng chứng này được chia sẻ với đồng minh của Mỹ bao gồm Anh và Đức cùng lúc tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng thuyết phục các quốc gia này loại thiết bị của Huawei khỏi mạng lưới viễn thông của họ.

Phía Mỹ cho biết họ phát hiện sự việc này lần đầu tiên vào năm 2009 trên thiết bị 4G, tuy nhiên đây mới là lần đầu tiên chính phủ nước này công khai những bằng chứng.

Mặc dù vậy, những bằng chứng được đưa ra là chưa đầy đủ, khi mà hiện nay trên thế giới chưa có một nhà sản xuất nào có khả năng này. Đồng thời, Mỹ cũng chưa thể chứng minh được Huawei có chia sẻ dữ liệu và cách truy cập bí mật này cho chính phủ Trung Quốc.

Huawei phủ nhận mọi cáo buộc

Như mọi khi, công ty công nghệ Trung Quốc đã tranh luận với những cáo buộc mới nhất. Nhà sản xuất khẳng định chưa từng và sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến an ninh mạng và dữ liệu của Hoa Kỳ. Huawei cũng cho rằng phía Mỹ không thể đưa ra những bằng chứng thuyết phục cụ thể.

"Không một nhân viên Huawei nào được phép truy cập vào dữ liệu mà không có sự đồng ý chính thức từ phía nhà mạng", đại diện Huawei cho biết.

Được biết, trước khi sản xuất và bán các thiết bị viễn thông của mình, Huawei được yêu cầu xây dựng một cổng truy cập riêng để các nhà chức trách có thể truy cập mạng vì mục đích hợp pháp. 

Đồng thời, nhà sản xuất cũng không thể truy cập chúng nếu không có sự đồng ý của nhà mạng. Do đó, đây có thể là khe hở cho việc cố vấn an ninh Mỹ đưa cáo buộc lần này.

Huawei nói gì khi bị dính cáo buộc gián điệp từ Mỹ? - Ảnh 6.

Logo Huawei tại Mỹ. (Ảnh: Cnet).

Ở một diễn biến khác, chính phủ Hoa Kỳ đã và đang thực hiện quá trình thay thế số lượng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE. 

Ủy ban Truyền thông Liên bang của Mỹ đã bỏ phiếu thống nhất đưa hai cái tên này vào danh sách các thiết bị bị cấm hồi tháng 11 vừa qua.

Trong khi đó, thủ tướng Anh Vladimir Johnson tháng trước đã phê duyệt công nghệ 5G của Huawei. Tuy nhiên, chỉ cho nhà sản xuất này định mức thị phần tối đa là 35% và loại trừ Huawei khỏi các vị trí địa lí nhạy cảm.

Kể từ thời điểm Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Huawei, nhiều nhà mạng của nước này cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi ít nhiều đều phụ thuộc vào các thiết bị viễn thông của hãng.

Gần đây nhất, Huawei cũng đã phủ nhận những cáo buộc từ phía Hoa Kỳ về việc nhà sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với bộ máy quân sự, chính quyền của Trung Quốc và hợp tác với chính phủ nước này.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.