Bác sĩ ‘choáng’, giữa thủ đô bôi nước mắm chữa ung thư

Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... khối u.

Theo số liệu WHO 2018, ung thư vú vẫn là ung thư phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam, mỗi năm có trên 15.000 ca mắc mới. Tiên lượng điều trị ung thư vú tốt hơn hẳn các loại ung thư khác, tuy nhiên có không ít bệnh nhân tin theo các phương pháp truyền miệng, tin theo “bác sĩ Google”, làm lỡ cơ hội điều trị.

Vú chảy mủ vì đắp lá

BS Đỗ Huyền Nga, Phó trưởng khoa Nội 1, BV K cho biết, mới đây khoa tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Thị T. (51 tuổi, dân tộc Tày, Bắc Quang, Hà Giang) trong tình trạng khối u ở vú trái vỡ loét lan rộng, tế bào ung thư đã di căn vào phổi, không thể phẫu thuật.

Hiện tại bệnh nhân đã điều trị hoá chất 4 lần với mục đích kéo dài thêm được ngày nào hay ngày đó.

Bệnh nhân chia sẻ, bản thân tự sờ nắn thấy khối u ở vú cách đây 1 năm nhưng không đi khám mà nghe thời lời mách bảo của người thân, tự đi mua lá của thầy lang về đắp. Tuy nhiên khối u không tan đi mà cứ ngày càng to thêm, căng phồng, đỏ, đau nhói.

bac si choang giua thu do boi nuoc mam chua ung thu
Bệnh nhân ung thư vú lở loét vì đắp lá

Tại khoa Nội 5, BV K cũng thường xuyên gặp các bệnh nhân tự ý đắp lá, cao chữa ung thư vú. TS Lê Thanh Đức, Trưởng khoa Nội 5 cho biết, hầu hết các trường hợp này là bệnh nhân ở vùng sâu, vùng nông thôn nghe truyền miệng nhưng cũng có nhiều bệnh nhân thành thị tự tra Google, đọc các bài chia sẻ trên Facebook rồi quyết định không phẫu thuật, không hoá trị, xoay sang điều trị bằng các phương pháp không chính thống.

Phổ biến nhất là bệnh nhân tự đắp lá, đắp cao để hút... khối u, một số người bôi nước mắm, trong đó có cả bệnh nhân người Hà Nội.

“Đây là điều hết sức dại dột, vì đó là những thông tin không được ai kiểm chứng. Nếu đúng bác sĩ chuyên khoa không ai nói như vậy. Một số loại cao quá nóng sẽ kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh hơn”, TS Đức thông tin.

Theo TS Đức, việc mù quáng tin theo các phương pháp chữa ung thư truyền miệng đã khiến người bệnh lỡ đi cơ hội vàng để điều trị ngay khi khối u chưa di căn.

Hầu hết bệnh nhân tự chữa ung thư vú tại nhà nhập viện trong tình trạng vú căng đỏ, to như trái bưởi, nhiều người vỡ loét, chảy mủ, hạch nách sưng to, lúc này ung thư đã phát triển đến giai đoạn cuối, di căn lên phổi, gan, xương, thời gian sống tối đa chỉ còn 1,5-3 năm.

Ung thư vú vẫn sinh con bình thường

BS Đỗ Huyền Nga cho hay, để phát hiện sớm ung thư vú, cách đơn giản nhất là phụ nữ tự sờ, khám vú thường xuyên, thời điểm tốt nhất là sau kỳ kinh 7 ngày khi tuyến vú mềm nhất.

Bác sĩ cũng khuyên phụ nữ sau 50 tuổi nên định kỳ tầm soát vú, chụp x-quang tuyến vú 1 năm/lần, những trường hợp có nguy cơ cao khi trong gia đình có bố mẹ, mắc ung thư vú hoặc các ung thư khác cần đi tầm soát sớm hơn.

Theo BS Nga, khoảng 10 năm trở lại đây, tỉ lệ người bệnh ung thư vú đến viện ở giai đoạn sớm T1-T2 đã tăng lên, tuy nhiên tỉ lệ đến muộn vẫn rất cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Lúc này việc can thiệp rất hạn chế, trong khi nếu đến kịp thời, điều trị đúng phương pháp, ung thư có thể lui hoàn toàn, cơ hội sống đến 10 năm, 15 năm hay 25 năm rất cao.

Thực tế, vẫn có rất nhiều bệnh nhân ung thư vú sau điều trị vẫn lập gia đình và có con bình thường.

BS Nga cho biết, với các bệnh nhân mắc ung thư vú, lui bệnh sau 5 năm đã được coi là khỏi vì khi đó nguy cơ phát bệnh bằng người bình thường.

So với các ung thư khác, tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú cao hơn hẳn, tại Việt Nam khoảng 70%. Để điều trị hiệu quả, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng các loại thuốc, lá, cao chưa được kiểm chứng để uống, đắp.

BS Nga cũng lưu ý, trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư vú cần duy trì chế độ sinh hoạt tích cực, vận động thể dục thể thao thường xuyên, không kiêng khem. Nhiều bệnh nhân ung thư vú vẫn vừa điều trị vừa đi làm bình thường.

“Tuy nhiên khuyến cáo trong và sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, việc tăng cân sẽ khiến nguy cơ bệnh tái phát cao hơn”, BS Nga nhấn mạnh.

Với các trường hợp muốn sinh con, theo khuyến cáo có thể mang bầu sau điều trị từ 6 tháng -1 năm do cơ thể cần thời gian nhất định để phục hồi. Tuy nhiên để lựa chọn thời điểm thích hợp nhất có thai, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để tư vấn.

XEM THÊM

bac si choang giua thu do boi nuoc mam chua ung thu Bố mẹ từ chối điều trị ung thư, quyết ôm con về khiến bác sĩ BV K bất lực

Bé gái 2 tuổi mắc ung thư ở giai đoạn rất sớm, bác sĩ BV K tìm mọi cách thuyết phục nhưng gia đình vẫn ...

bac si choang giua thu do boi nuoc mam chua ung thu 6 thói quen giúp bạn thải độc gan tốt hơn dùng thuốc bổ

Cách thải độc gan tốt nhất là bạn nên bỏ thói quen xấu và lập những thói quen mới, điều này còn quan trọng hơn ...

bac si choang giua thu do boi nuoc mam chua ung thu Vỏ ốp điện thoại chứa những chất độc hại nào?

Có thể bạn chưa biết những chiếc vỏ ốp điện thoại bắt mắt mà bạn đang sử dụng lại chứa những chất độc hại thậm ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.