Tại sao người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối phải mổ đẻ ở tư thế ngồi?

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, chị Liên bị bệnh ung thư vú ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn lên xương và phổi, thai phụ không thể nằm nên các bác sĩ phải mổ đẻ ở tư thế ngồi.

Ca mổ đẻ cho chị Nguyễn Thị Liên 28 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam - người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối đã vượt qua một khoảng thời gian dài kiên trì chống chọi với những đau đớn của bệnh ung thư vú, với hi vọng con ở trong bụng mẹ thêm được ngày nào thì cơ hội sống của bé càng cao, diễn ra thành công chiều 22/5 vừa qua.

Rất nhiều người đã khóc khi xem những hình ảnh về ca mổ đặc biệt này. Ai cũng cảm động vì tình yêu của người mẹ, sẵn sàng quên mình nhường hết sự sống cho con.

Xem thêm: Ca mổ đón bé sơ sinh từ mẹ ung thư: Chào Bình An, mẹ sẽ chiến đấu để được bên con lâu hơn

Trong suốt quá trình diễn ra ca mổ đẻ cho chị Liên, 20 chuyên gia, bác sĩ của hai Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương sát cánh, cùng trao đổi thông tin để lựa chọn biện pháp điều trị tối ưu nhất cho chị. Bệnh nhân yếu nên các thao tác mổ phải đảm bảo chính xác nhất nhưng cũng phải nhanh nhất có thể mới mong đảm bảo an toàn cho người mẹ và thai nhi.

Tại sao người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối phải mổ đẻ ở tư thế ngồi? - Ảnh 1.

Người mẹ bị ung thư vú phải mổ đẻ ở tư thế ngồi. (Ảnh: Nguyễn Khánh/Tuổi trẻ).

Ca mổ chỉ diễn ra trong 10 phút, bé trai nặng 1,5 kg chào đời khỏe mạnh. Người mẹ cũng vượt qua cửa tử tiếp tục điều trị hồi sức tích cực và chuẩn bị vào cuộc chiến với căn bệnh ung thư chị còn mang.

Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương nói đây là một ca mổ đáng nhớ trong đời ông. Lần đầu tiên, ông mổ đẻ khi bệnh nhân ngồi... tư thế khó để thực hiện mổ sinh.

Tại sao phải mổ đẻ ở tư thế ngồi?

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, chị Liên bị bệnh ung thư vú ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn lên xương và phổi, thai phụ không thể nằm nên các bác sĩ phải mổ đẻ ở tư thế ngồi.

Trước đó chồng chị Liên, anh Đỗ Văn Hùng từng chia sẻ về bệnh tình của vợ trên báo Giáo dục và Thời đại. Theo lời anh Hùng, từ thời điểm phát hiện căn bệnh ung thư quái ác đến nay đã được hơn 4 tháng, đó cũng là quãng thời gian chị Liên phải ngủ ngồi trong bệnh viện.

Cứ mỗi khi ngả lưng nằm xuống là vợ anh lại ho và đau nhiều. Vì thế anh chuẩn bị cho vợ 1 cái bàn nhỏ để phía trước để mỗi khi mệt hay buồn ngủ chị gục mặt xuống bàn và ngủ.

Bệnh ung thư vú nguy hiểm thế nào?

Theo thông tin từ Bệnh viện K, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, theo báo cáo của các Trung tâm ghi nhận ung thư, năm 2018 có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú chiếm 15.229 ca (9,2%).

Tại sao người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối phải mổ đẻ ở tư thế ngồi? - Ảnh 2.

Ung thư vú là 1 trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. (Ảnh: CafeF).

Trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tử cung.

Trong các loại ung thư ở nữ giới, ung thư vú, cổ tử cung đều có thể sàng lọc và phát hiện sớm. Đặc biệt là với ung thư vú là bệnh dễ phát hiện sớm nhất vì bệnh nhân tự sờ thấy được.

Xem thêm: Sinh con ở độ tuổi càng lớn thì nguy cơ bị ung thư vú càng cao?

PGS.TS Nguyễn Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K từng trả lời trên báo VietNamnet: "Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh ung thư vú tới hơn 80%, ở giai đoạn 2 tỉ lệ này là 60%, sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.

Ở giai đoạn đầu, PGS Thuấn cho biết đến nay nhiều bệnh nhân vẫn sống tốt 15-20 năm, có người còn lâu hơn nữa.

Điều trị ung thư vú có thể dựa vào phẫu thuật, xạ trị, thuốc (hoá chất, nội tiết, sinh học). Việc áp dụng 1 hay nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào từng giai đoạn và từng trường hợp cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư vú

Bệnh ung thư vú là một trong những loại bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Có một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh ung thư vú như:

Đau tức ngực: Nếu bạn đột nhiên bị nhói đau như luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải. Đây là dấu hiệu không hề tốt cảnh báo sức khỏe vòng một, có thể liên quan đến ung thư vú.

Tại sao người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối phải mổ đẻ ở tư thế ngồi? - Ảnh 3.

Nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú. (Ảnh: Toquoc.vn).

Ngứa ở ngực: Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.

Đau lưng, vai, gáy: Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.

Sự thay đổi ở núm vú: Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.

Có khối u, hạch ở nách: Hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.