Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ khi bị đuối nước, hóc dị vật

Hàng năm, không ít các trường hợp trẻ bị đuối nước, hóc dị vật đã xảy đến. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Nhằm chủ động tuyên truyền giúp cộng đồng nâng cao cảnh giác, hạn chế các vụ đuối nước, tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em, chiều ngày 25/7, các bác sĩ tại Khoa cấp cứu BV Nhi Trung ương (Hà Nội) đã tổ chức buổi trao đổi và chia sẻ hướng dẫn sơ cứu, xử lí khi trẻ em bị đuối nước và hóc dị vật.

BS Phạm Ngọc Toàn - Khoa cấp cứu chống độc, BV Nhi Trung ương cho biết, hàng năm có nhiều trường hợp trẻ em bị đuối nước, hóc dị vật…

bac si huong dan cach so cuu cho tre khi bi duoi nuoc hoc di vat
BS Phạm Ngọc Toàn (Ảnh: Nguyễn Ngoan).

Trẻ bị đuối nước xảy ra ở nhiều tình huống khác nhau, khi bị rơi xuống nước trẻ thường xảy ra trường hợp ngừng thở, ngừng tim, bệnh nhân bị các va đập gây tổn thương, hít các dị vật vào trong đường thở gây tình trạng phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cũng theo BS Phạm Ngọc Toàn, có 5 bước để xử lí, sơ cứu khi trẻ bị đuối nước, hóc dị vật như sau:

Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

bac si huong dan cach so cuu cho tre khi bi duoi nuoc hoc di vat
bac si huong dan cach so cuu cho tre khi bi duoi nuoc hoc di vat
Các bước sơ cứu khi trẻ bị đuối nước, hóc dị vật.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi.

Người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân, sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.

Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 (ép tim 15 lần rồi thổi ngạt 2 lần), hoặc 30/2 nếu có 2 người thực hiện.

bac si huong dan cach so cuu cho tre khi bi duoi nuoc hoc di vat
Hàng năm, không ít các trường hợp trẻ bị đuối nước, hóc dị vật đã xảy đến.

Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.

Bước 5: Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp không.

“Cần lau khô người nạn nhân, thay quần áo và ủ ấm, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lí các bước tiếp theo.

Khi nạn nhân bị ngạt nước sẽ dẫn đến tình trạng bị ngừng thở, tim đập chậm lại do phản xạ. Hiện tượng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxi máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp.

Nếu ngừng thở tiếp tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 5 phút (tùy thuộc từng nạn nhân) khi đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào, gây co thắt thanh quản tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2.

Sau đó, các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi.

Hậu quả là nhịp tim chậm dần, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong. Để cứu sống nạn nhân ngạt nước phải ngăn chặn kịp thời các tiến trình trên.

Tốt nhất là xử lí ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên, tức là trong vòng 1-4 phút khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo, đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống”, BS Toàn nói.

Video sơ cứu trẻ bị đuối nước

bac si huong dan cach so cuu cho tre khi bi duoi nuoc hoc di vat Kiếp nhân sinh ý nghĩa không nằm ở việc đạt được, mà ở chỗ buông bỏ

Kiếp nhân sinh này chẳng nên gắn với sự đua tranh, giành giật. Người ở tầng thứ cao lấy việc buông bỏ làm vui chứ ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.