Hà Trung nằm ở nơi địa đầu phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, có giới hạn quy hoạch như sau: phía Bắc giáp thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) và thị xã Bỉm Sơn; phía Nam giáp huyện Hậu Lộc; phía Đông giáp huyện Nga Sơn; phía Tây giáp huyện Thạch Thành và huyện Hoằng Hóa.
Hiện trạng diện tích tự nhiên vùng huyện Hà Trung là 24.381,68 ha; hiện trạng đất xây dựng là 5.153,1 ha (chiếm 22%); trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.182 ha. Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 8.780 ha (chiếm 36% tổng diện tích tự nhiên); đến năm 2045 khoảng 9.800 ha (chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên).
Theo Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, phân vùng cấu trúc phát triển của huyện như sau:
- Vùng phía Bắc: khu vực Hà Long, Hà Bắc gắn với sự phát triển chung của Bỉm Sơn: là vùng phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ đa chức năng, trong đó:
+ Trung tâm hạt nhân đô thị: đô thị Hà Long và Bỉm Sơn.
+ Phát triển Công nghiệp chế biến, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistic gắn với khu công nghiệp Hà Long – Bỉm Sơn và hành lang kinh tế Quốc lộ 217B với nút giao cao tốc, Quốc lộ 1A.
+ Phát triển dịch vụ cao cấp (du lịch, nghỉ dưỡng, sân golf,…) khu vực Đô thị Hà Long
+ Dịch vụ văn hóa tín ngưỡng vùng phía Bắc của tỉnh & bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất đặc sản lúa gạo nếp cái hoa vàng.
- Vùng lõi sông Hoạt: Vùng hạn chế xây dựng, là vùng có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu:
+ Trung tâm hạt nhân đô thị: Đô thị sinh thái Cừ.
+Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giá trị tăng cao là nền tảng: Trang trại tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa mô hình chăn nuôi, cá lúa, các sản phẩm đặc trưng của vùng chiêm trũng.
+ Phát triển dịch vụ thương mại dọc tuyến hành lang kinh tế QL.1A. Gắn kết vùng đô thị Hà Trung và Bỉm Sơm.
- Vùng phía Nam: Là vùng phát triển mạnh về công nghiệp – TTCN, dịch vụ thương mại, dịch vụ văn hóa tâm linh, thắng cảnh, đầu mối giao thông:
+ Phát triển đa trung tâm: Thị trấn Hà Trung (hành chính – chính trị); Đô thị Hà Lĩnh (đầu mối giao thương quan trọng của tỉnh), đô thị Gũ, đô thị Ngọc Âu.
+ Phát triển công nghiệp – TTCN trên hành lang kinh tế QL.217B, cao tốc Bắc – Nam, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện.
+ Phát triển văn hóa tín ngưỡng, dịch vụ du lịch thắng cảnh Hàn Sơn.
Định hướng phát triển đô thị:
- Giai đoạn 2020 – 2030: phát triển hoàn chỉnh thị trấn Hà Trung mở rộng; Đô thị Hà Long, Đô thị Hà Lĩnh, Đô thị Gũ, Đô thị Cừ, đạt tiêu chí đô thị tối thiểu loại V; toàn huyện có 6 đô thị, cụ thể:
+ Thị trấn Hà Trung phát triển về phía Đông đường sắt Bắc Nam: sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số xã Yến Sơn vào thị trấn (quy mô diện tích 17,92 km2)
+ Đô thị Hà Long: phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hà Long (48,48 km2).
+ Đô thị Hà Lĩnh: phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Hà Lĩnh (24,07 km2).
+ Đô thị Cừ (đô thị Hà Dương): bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Yên Dương và Hà Bình (17.52 km2).
+ Đô thị Gũ: bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của 3 xã: Lĩnh Toại, Hà Hải và Hà Châu (17,5 km2).
+ Đô thị Ngọc Âu: bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Hà Đông và Hà Ngọc (14,14 km2)
- Giai đoạn 2030 – 2045: Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo 6 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V, hướng tới toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Định hướng tổ chức hệ thống điểm dân cư nông thôn:
- Các trung tâm xã Hà Giang, Hà Bắc, Hà tân, Hà Tiến, là các khu vực dân cư phía Tây đường sắt, phát triển các khu dân cư gắn với phát triển nông nghiệp chính là vùng trồng lúa, trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, kết hợp khai thác loại hình dịch vụ nông nghiệp trải nghiệm.
- Các trung tâm xã phía Đông đường sắt: Hà Vinh, Hoạt Giang, Hà Thái, phát triển nông nghiệp trồng lúa, trồng cây đặc trưng của vùng chiêm trũng, dịch vụ nông lâm nghiệp, kết hợp khai thác loại hình dịch vụ nông nghiệp trải nghiệm.
Xem thêm quy hoạch sử dụng đất TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. TẠI ĐÂY.