‘Bạn mặc gì trong hôm bị tấn công tình dục’ và những lời ngụy biện kinh điển về bạo lực

Nạn nhân thường bị tấn công 2 lần, lần 1 do kẻ hiếp dâm, lần 2 do… cảnh sát và nhân viên xã hội. Câu đầu tiên nạn nhân tình dục thường được hỏi là: “Bà/cô/cháu mặc như thế nào vào hôm bị tấn công?”
 

Chia sẻ của chị Hoàng Thu Hường trong quá trình tham gia khóa học "Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo" - khóa ngắn hạn của chương trình Học bổng Chính phủ Australia sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ về vấn nạn tấn công tình dục phụ nữ nói riêng và bạo lực nói chung.

ban mac gi trong hom bi tan cong tinh duc va nhung loi nguy bien kinh dien ve bao luc
Bức ảnh ở triển lãm "Bạn mặc gì lúc đó?". (Ảnh: Hoàng Thu Hường)

Nạn nhân bị tấn công tình dục 2 lần

Trong suốt 3 tuần học vừa qua, chúng tôi đã có nhiều giờ làm việc về vấn đề bạo lực và tấn công tình dục phụ nữ. Giảng viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Họ đưa ra một số tổng hợp gần giống nhau.

Nạn nhân thường bị tấn công 2 lần, lần 1 do kẻ hiếp dâm, lần 2 do… cảnh sát và nhân viên xã hội. Câu đầu tiên nạn nhân tình dục thường được hỏi là: “Bà/cô/cháu mặc như thế nào vào hôm bị tấn công?”

Các nhà hoạt động đã phải tổ chức cuộc triển lãm “Bạn mặc gì lúc đó?” tại Bỉ, bao gồm những bộ quần áo nạn nhân tình dục đã mặc khi bị tấn công. Đó là bất cứ kiểu thời trang nào khi chúng ta gặp trên đường: từ bộ quần áo ở nhà của các bà nội trợ, bộ đồ thể thao, đồ ngủ, đồng phục học sinh và cả đồng phục của cảnh sát; bất kỳ trang phục gì, từ hở hang đến kín cổng cao tường.

Cuộc triển lãm chỉ ra câu hỏi đó hoàn toàn vô nghĩa, chính xác hơn, chỉ có duy nhất một ý: tấn công/đổ lỗi cho nạn nhân (dù phản xạ có ý thức hay thói quen vô thức). Hàm ý rằng: chắc hẳn hôm đó có cô ăn mặc hở hang, hoặc có tín hiệu khiêu khích nên cô bị tấn công; rằng việc bị tấn công trước hết là lỗi của cô, cô phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo vệ bản thân mình.

Ngay ở những xã hội phát triển, những câu hỏi kiểu này cũng đã/đang tồn tại, cần nhiều nỗ lực để thay đổi.

Bạo lực có nhiều gương mặt, hình dạng và trạng thái, đôi khi nó được ẩn dưới lớp vỏ “văn hoá”. Trong các giảng viên có một cựu cảnh sát. Ông đã trải qua nhiều cuộc điều tra hình sự, trong đó có nhiều vụ tấn công bạo lực, giết hiếp phụ nữ, và đưa ra những tổng hợp những nguỵ biện phổ biến về bạo lực.

ban mac gi trong hom bi tan cong tinh duc va nhung loi nguy bien kinh dien ve bao luc
Bạo lực có nhiều gương mặt, hình dạng và trạng thái, đôi khi nó được ẩn dưới lớp vỏ “văn hoá”. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Và những câu ngụy biện phổ biến về bạo lực

1. “Tôi say quá không làm chủ được mình nên đánh vợ/chồng, lúc không say tôi yêu cô/anh ấy lắm”

Đây là ngụy biện. Tại sao anh/cô ta say, nhưng anh/cô ta không đánh bạn nhậu hay bất cứ ai mà anh/cô ta gặp trên đường, mà phải đi về nhà gặp đúng vợ/chồng để đánh? Thực tế là anh/cô ta hoàn toàn ý thức được việc lựa chọn đối tượng để tấn công; ngay cả thực sự men rượu làm anh/cô ta vô thức có thể làm tổn thương người khác, anh/cô ta vẫn có thể lựa chọn không uống.

2. “Đàn ông nóng tính, dễ hành xử mất kiểm soát hơn phụ nữ”

Đây là ngụy biện. Thực tế anh ta không bao giờ mất kiểm soát ở nơi công cộng, trong công sở; không nổi nóng với đồng nghiệp, đối tác hay người xa lạ, vì anh ta ý thức rõ ràng sẽ thiệt hại hình ảnh và quyền lợi của mình. Anh ta chỉ nổi nóng ở không gian riêng tư, với những người yếu hơn và lệ thuộc. Hoặc cũng chính cặp đôi ấy, khi sống ở một pháp luật bảo vệ phụ nữ chặt chẽ, anh ta hoàn toàn kiểm soát được hành động của mình, khi sang một xã hội khác, anh ta lại “mất kiểm soát”.

3. “Đàn bà phải như thế nào mới bị đánh”

Đây là cách đổ lỗi cho nạn nhân khá kinh điển. Tôi ngạc nhiên với nội dung trong bài thuyết trình và các câu chuyện được đưa ra, ở một nước phát triển đẹp đẽ như Úc cũng như vậy. Còn ở Việt Nam thì… cứ đọc bình luận dưới các bài báo khi một người phụ nữ bị bạo hành sẽ thấy. Mẫu câu “đàn bà phải như thế nào mới bị đánh” xuất hiện đến 60%, đa phần người bình luận là.. phụ nữ.

4. “Là văn hoá như thế”

Đây là ngụy biện. Không có văn hoá nào cổ xuý/cho phép bạo lực. Có nhiều thứ rãnh mòn tư duy/hành động, ăn sâu vào cách hành xử của một cộng đồng/gia đình/cá nhân được định nghĩa là văn hoá; nhưng không đúng cho tất cả. Đó chỉ là lớp vỏ nguỵ biện cho hành động sai.

Và còn vô số các lời nguỵ biện kinh điển về bạo lực mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng liệt kê thêm.

Cuối cùng, đây là những con số thống kê ở Úc khiến bất cứ ai cũng phải suy nghĩ:

- Trung bình 2 phụ nữ hoặc trẻ em gái bị giết mỗi tuần bởi người nói yêu họ.

- Năm 2015 có 158 nạn nhân bị người trong gia đình giết hại (103 phụ nữ, 32 trẻ em).

- Số nạn nhân tình dục là trẻ em trong năm 2016 có thể lấp đầy 8 sân vận động.

- Nạn nhân sống sót của các vụ bạo lực tình dục có thể lấp đầy thành phố Brisbane.

XEM THÊM

ban mac gi trong hom bi tan cong tinh duc va nhung loi nguy bien kinh dien ve bao luc Bốn dấu hiệu nhận biết nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ

Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, chị em dễ bỏ qua những lấn cấn trong ứng ...

ban mac gi trong hom bi tan cong tinh duc va nhung loi nguy bien kinh dien ve bao luc Phụ nữ làm gì khi 'sống không nổi, bỏ cũng không xong'?

Theo các chuyên gia, khi các bà vợ rơi vào cảnh “sống không nổi, bỏ cũng không xong” thì cách tốt nhất là dũng cảm ...

ban mac gi trong hom bi tan cong tinh duc va nhung loi nguy bien kinh dien ve bao luc Những người vợ ly hôn vì không đủ sức 'chiều' chồng

Hơn một năm phải phục vụ những đòi hỏi thô bạo của chồng, chị Hương (TP HCM) đâm đơn ra tòa.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030
Nam Định được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng điểm qua những thông tin nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.