Bản tin bất động sản: Hà Nội khởi công nhà ở 8 triệu đồng/m2, bất động sản nghỉ dưỡng vào thời 'đại vận'

Bản tin bất động sản hôm nay, 28/6, gồm có: Tổng cục Thống kê "không nắm được" số liệu Trung Quốc mua bất động sản Việt Nam, Hà Nội chính thức khởi công dự án nhà ở xã hội có giá bán 8 triệu đồng/m2...

1. Tổng cục Thống kê "không nắm được" số liệu Trung Quốc mua bất động sản Việt Nam

Theo Dân Trí, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Dân Trí về gần đây có thông tin luồng vốn Trung Quốc núp bóng vào bất động sản Việt Nam, Tổng cục thống Kê có nắm được số liệu hay không? Đại diện Tổng cục này cho biết: "Chưa có số liệu chi tiết thế này" và "Phải có chương trình điều tra cụ thể".

Cụ thể, theo ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT): Về thông tin luồng đầu tư về bất động sản và ngành gỗ, những dữ liệu cổ phần của doanh nghiệp Trung Quốc thì chúng ta cần phải có dữ liệu điều tra chuyên sâu.

"Bởi một nhà đầu tư đang đầu tư ở Trung Quốc, mua cổ phần từ Trung Quốc, bán đi vì rủi ro, đem tiền đó sang bên này mua thì cũng phải theo dõi ở địa bàn, cấp trung ương", ông Phong khẳng định.

Đại diện Tổng cục Thống kê nói: "Chúng ta phải có chương trình điều tra cụ thể, còn đứng trên góc độ nhà thu thập thống kê, chúng tôi chưa có số liệu chi tiết thế này".

phong-vu-thong-ke-dau-tu-1561704804583

Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)

Hôm 27/6, trả lời báo chí tại cuộc họp thường kỳ quý 2/219 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng khẳng định sẽ làm rõ việc vốn Trung Quốc núp bóng đầu tư vào Việt Nam từ Hồng Kông, từ Trung Quốc đại lục ở một số ngành và lĩnh vực.

Đáng nói hơn, tại kỳ họp Quốc hội diễn ra đầu tháng 6, Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm cho biết có hiện tượng người Việt đứng tên cho người nước ngoài, ngành công an không coi những giao dịch này là "giao dịch thương mại bình thường"; do đó sẽ nghiên cứu để có đề xuất quản lý chặt chẽ hơn.

Nhiều Đại biểu Quốc hội khẳng định, việc người Trung Quốc, nhà đầu tư Trung Quốc mua dự án bán lúa non (dự án chưa xây xong, dở dang) hoặc mua nhà đất ven biển đứng tên người Việt là nguy cơ cho quốc gia. Hiện tại, các địa phương như Nha Trang, Phú Quốc được nghi ngờ là có nhiều hành vi vốn Trung Quốc, người Trung Quốc "núp bóng" để mua đất đai Việt Nam.

Một thông tin khác cũng gây lo ngại, theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends gần đây xuất hiện nhiều dự án có quy mô vốn rất từ 2 - 5 triệu USD của Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam, để xuất đi các nước, đây là nguy cơ hàng Trung Quốc giả hàng Việt Nam và có thể bị các nước điều tra, đánh thuế và Việt Nam là điểm xuất khẩu hộ cho Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí xung quanh việc Trung Quốc (bao gồm Trung Quốc đại lục và Hồng Kông) đầu tư vốn lớn hơn 7,6 tỉ USD, song có hơn 4 tỉ USD để mua sắm doanh nghiệp Việt, Tổng cục Thống kê có cảnh báo gì?

Bên cạnh đó, việc quy mô vốn/dự án của Trung Quốc vào Việt Nam mới chỉ từ 2 - 7 triệu USD (46 tỉ đến 160 tỉ đồng) có đáng tự hào, nhất là trong bối cảnh Việt Nam mở cửa với vốn châu Âu sắp tới qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA?

Ông Phong cho biết: Không nên lo lắng dự án có quy mô vốn bé.

Theo ông này, đối với thu hút của Việt Nam, thu hút có chọn lọc, nhưng ko thể nói những dự án quy mô bé, 3 - 5 triệu USD/dự án, chúng ta không thể vì quy mô bé mà phân biệt, họ đầu tư, mang vốn vào, mang lại lợi ích vào Việt Nam, chúng ta phải hoan nghênh.

Ông này nhấn mạnh, đối với chính sách thu hút trọng điểm, Việt Nam vẫn thu hút các dự án lớn phát triển tốt về mặt môi trường, kinh tế. Không nên lo lắng dự án quy mô bé.

Đại diện Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư cũng cho biết hiện doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào dệt may, da giày, săm lốp ô tô, điện tử...

Theo ông Phong, hiện nay vốn Trung Quốc vào Việt Nam có tăng đột biến bởi tổng đầu tư cấp mới, tăng thêm, cổ phần là 7,5 tỉ USD, trong đó Hồng Kông là 5,3 tỉ USD, Trung Quốc là 2,2 tỉ USD.

"Như chúng ta đã biết, trong năm 2017, cả Trung Quốc và Hồng Kông vào Việt nam cũng chỉ 3,7 tỷ USD, 2018 là 5,8 tỷ USD, chúng tôi đánh giá đây là đột biến", ông Phong nói.

Vụ trưởng Phong nói: Hiện vốn Trung Quốc tăng mạnh vào Việt Nam khiến chúng ta có ba thách thức lớn. Cụ thể là Việt Nam thành cứ điểm của nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam sau đó xuất sang Mỹ.

"Việt Nam vô tình vi phạm cam kết về nguồn gốc xuất xứ, Mỹ có thể xem xét điều này để trừng phạt, chuyển giá", ông Phong nói.

Mặc dù trên phương tiện thông tin đại chúng, kể cả kết luận của một số Bộ, ngành và lo ngại của Đại biểu Quốc hội về người Trung Quốc tuồn vốn vào mua đất ở Việt Nam, song đến nay chưa có thống kê chính thức nào từ các cơ quan chức năng.

2. Nghệ An: Chấm dứt hoạt động dự án nhà máy sắt xốp tỉ USD sau nhiều năm "đắp chiếu"

UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định chấm dứt hoạt động dự án Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sắt xốp theo công nghệ Itmk3 với công suất 2 triệu tấn sp/năm tại khu công nghiệp Đông Hồi, TX Hoàng Mai của tỉnh này.

Đồng thời UBND tỉnh Nghệ An cũng thu hồi giấy chứng nhận đầu tư số 271043000002 của UBND tỉnh Nghệ An, giấy chứng nhận lần đầu ngày 31/3/2010 và chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 22/7/2010.

mit-mo-du-an-thep-ty-do-kobelco1444754015-1-15616425968562053117275

Một góc của mặt bằng Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp của Công ty TNHH Thép Kobe. (Ảnh: Anh Trung/báo Đầu tư).

Được biết dự án này do Công ty TNHH Thép Kobe, Nhật Bản làm chủ đầu tư.

Lý do chấm dứt và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư là dự án đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện.

Cũng theo văn bản này, UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu công ty TNHH thép Kobe, Nhật Bản chấm dứt hoạt động tại dự án nhà máy này và thực hiện thanh lý dự án theo đúng quy định. Đồng thời công ty này cũng phải chịu hoàn toàn các chi phí đãđã bỏ ra liên quan đến quá trình khảo sát, nghiên cứu, tư vấn, đầu tư dự án và các vấn đề khác có liên quan.

Trước đó, tập đoàn Kobe (Nhật Bản) đã được Chính phủ Việt Nam cho phép triển khai dự án đầu tư nhà máy thép với tổng vốn 1 tỉ USD tại tỉnh Nghệ An.

Nhà máy hướng đến việc sử dụng nguồn nguyên liệu sử dụng được khai thác từ quặng sắt ở mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh. Dự án có tổng công suất là 2,4 triệu tấn/năm, được triển khai theo 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ xây dựng 2 nhà máy.

Mỗi nhà máy có công suất 600.000 tấn thép thành phẩm/năm. Sản phẩm sẽ cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Theo kế hoạch Kobe khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên tại Khu công nghiệp Hoàng Mai tháng 1/2011 nhưng cho đến nay dự án vẫn trong tình trạng 'đắp chiếu'.

3. Hà Nội: Chính thức khởi công dự án nhà ở xã hội có giá bán 8 triệu đồng/m2

Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 có quy mô tổng thể 5,24 ha, bao gồm 14 khối nhà cao 6 tầng khi hoàn thành với khoảng 1030 căn hộ. Giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào đầu năm 2020, giá bán dự kiến khoảng 8 triệu đồng/m2.

Đây được coi là mức giá tương đối thấp bởi cũng cùng chủ đầu tư này, tại dự án nhà ở xã hội tại diện tích đất 2,2 ha thuộc quỹ đất 20% của TP Hà Nội lấy từ dự án Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm với tổng mức đầu tư khoảng 710 tỉ đồng, mức giá của dự án được đưa ra là 12 triệu đồng/m2.

photo-1-15616382694532015967283

Ảnh: Toàn Thắng/VGP News.

Dự án này được thiết kế có kiến trúc hiện đại, hài hòa cảnh quan chung với hệ thống sân vườn, bãi đỗ xe, khu vui chơi, tiểu cảnh, thể dục thể thao… đi kèm với các dịch vụ và tiện ích công cộng phục vụ cho cư dân.

Đặc biệt dự án được kết nối với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của Khu đô thị mới Thanh Lâm- Đại Thịnh 2 với diện tích khoảng 55,4 ha cũng như hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung của huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Được biết dự án có vị trí nằm gần các khu công nghiệp và Trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Vì vậy, việc triển khai dự án nhà ở xã hội có giá bán hợp lý tại đây được cho sẽ đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở của các đối tượng chính sách về nhà ở trên địa bàn.

Tại Hà Nội, HUD đã triển khai và hoàn thành nhiều dự án nhà ở xã hội. Trong giai đoạn 2020 - 2025, HUD xây dựng kế hoạch đầu tư khoảng nửa triệu m2 sàn nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6.500 hộ dân thuộc đối tượng chính sách về nhà ở với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỉ đồng.

4. Bất động sản nghỉ dưỡng vào thời 'đại vận'

Theo Vietnamnet, Tuy phát triển mạnh mẽ với các chỉ số tăng trưởng ấn tượng, nhưng ngành du lịch trong nước cũng chỉ mới đang ở giai đoạn phát triển đầu tiên, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Số lượng resort cao cấp tích hợp các dịch vụ vui chơi giải trí chưa đủ để đáp ứng và phục vụ lượng du khách khổng lồ trong và ngoài nước, nhất là vào những dịp lễ Tết. Đây chính là cơ hội cho các chủ đầu tư tham gia vào thị phần BĐS nghỉ dưỡng trong nước đầy tiềm năng.

Trên thị trường hiện có rất nhiều chủ đầu tư tham gia các loại hình BĐS nghỉ dưỡng, một số đang dần dần đạt được sự thành công nhưng cũng có không ít "đứng sựng" lại. Phần lớn vấn đề ở chỗ các chủ đầu tư chưa hiểu rõ về cách vận hành mô hình này, thậm chí chưa nhìn rõ chiến lược phải làm trong từng bước một để đưa dự án đến thành công.

Cụ thể, vẫn còn nhiều quan điểm cho rằng dự án BĐS nghỉ dưỡng và BĐS nhà ở na ná như nhau. Khi chủ đầu tư huy động một số tiền nào đó thì có thể xây nên một dự án và nó được gọi là dự án.Khi chủ đầu tư ký kết hợp đồng với một công ty quản lý làcó thể làm được một dựán nghỉ dưỡng. Trên thực tế, đây là những quan niệm chưa đúng. Vấn đề cốt lõi mà các chủ đầu tư cần nắm bắt là về cách thức vận hành, kinh doanh, khả năng quan sát thị trường, thu hút du khách… để có thể thực hiện các cam kết với nhà đầu tư.

Một ví dụ sinh động về sự thành công trên thị trường chính là Vinpearl. Vinpearl mở ra ở đâu thì khách đến đó. Bên cạnh sức hút từ địa điểm đẹp, cảnh sắc tự nhiên là nỗ lực không ngừng đầu tư và phát triển mảng du lịch lữ hành chuyên nghiệp của tập đoàn Vingroup, ký kết hợp tác với các hãng hàng không lớn để mở đường bay thẳng đến địa điểm du lịch, nhằm đảm bảo nguồn khách, phủ kín tỉ lệ đặt phòng.

bat-dong-san-nghi-duong-vao-thoi-dai-van-1

Tổ hợp BĐS nghỉ dưỡng Grand World Phú Quốc đang được Vinhomes phân phối.

Chính vì vậy, khi một chủ đầu tư đưa ra cam kết lợi nhuận 8 - 10%, các nhà đầu tư cần nhìn vào năng lực và tiềm lực của chủ đầu tư, họ là ai, đơn vị nào khai thác vận hành, đó có phải là một đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong khai thác du lịch nghỉ dưỡng hay không. Nếu chỉ nhìn vào con số lợi nhuận mà không đặt ra các câu hỏi phản biện kia, thì rủi ro đầu tư khá cao.

Một trong những dự án mới Vinhomes đang phân phối là Grand World Phú Quốc, được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những điểm vui chơi giải trí "all in one" với gần 1.000 căn shop thương mại, condotel, mini hotel. Đây là dự án được đánh giá có quy mô lớn nhất, được quan tâm nhiều nhất trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng và thị trường đầu tư giai đoạn từ cuối năm 2018 - đầu năm 2019, bổ sung vào những sản phẩm mới lạ là mini hotel và shop.

Chỉ trong khoảng 3 tháng, dự án đã bán hơn 60% số lượng căn shop thuộc khu phố mua sắm thương mại trong quần thể dự án Grand World. Chủ đầu tư đưa Vincom Retail - đơn vị quản lý vận hành hệ thống trung tâm thương mại Vincom trên cả nước vào đảm nhiệm khai thác vận hành khu shop.

Được biết, khi đi vào vận hành, ngoài việc quản lý, đảm bảo cho khu shop vận hành một cách quy củ, mang lại sự yên tâm cho nhà đầu tư, thì Vincom Retail còn hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm khách thuê cũng như liên tục tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm thu hút khách du lịch đến vui chơi, mua sắm và nghỉ dưỡng tại đây. Tổng hòa của kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực bán lẻ của Vincom Retail với sức hút của du lịch mua sắm chính là chìa khóa cho sự thành công của mô hình shop bên bờ biển.

Bên cạnh đó là dòng sản phẩm mini hotel cũng tạo ra hấp lực đầu tư rất tốt. Xét về nhu cầu của nhà đầu tư thì mini hotel tại Grand World Phú Quốc là một lựa chọn trúng 2 mục đích. Vì nhà đầu tư vừa có thể khai thác xây dựng khách sạn theo định hướng riêng, vừa được thừa hưởng toàn bộ lợi ích cả quần thể. Tại Phú Quốc, Grand World là tổ hợp BĐS nghỉ dưỡng - Vui chơi giải trí - Thương mại dịch vụ "all in one" đẳng cấp bậc nhất, sở hữu trị trí đắc địa khi liền kề casino đầu tiên cho phép người Việt vào trải nghiệm. Nhờ sức hút này, nhà đầu tư gần như sẽ không mất chi phí marketing quảng bá vì tự điểm đến này đã lôi cuốn khách.

Theo nhận định của các chuyên gia, chủ đầu tư Grand World Phú Quốc thành công nhờ biết phân tích thị trường, có chiến lược phát triển sản phẩm độc đáo, hợp tác với các đối tác giàu kinh nghiệm để quản lý, vận hành… bên cạnh đó còn là chính sách hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư. Đây được coi là mô hình BĐS nghỉ dưỡng kiểu mẫu, đáng được các chủ đầu tư khác học hỏi, phát triển.

5. Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm vừa được giao hơn 192.000 m2 đất

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có quyết định về việc phê duyệt mục đích sử dụng đất (đợt 2 và đợt 3) cho Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP để xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quế Võ.

Theo quyết định phê duyệt mục đích sử dụng đất đợt 2, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP được giao 36.802,4 m2 để xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quế Võ theo đồ án điều chỉnh quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Thời hạn thuê đất đến ngày 19/12/2052.

kcn900400-15617140686211453974452

Một góc khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). (Ảnh: KBC).

Còn tại quyết định phê duyệt mục đích sử dụng đất đợt 3, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP 156.128,9 m2 đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quê Võ mở rộng theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch được Sở Xây dựng phê duyệt. Thời hạn thuê đất đến ngày 2/4/2057.

Như vậy, trong đợt 2 và đợt 3, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP đã được UBND tỉnh Bắc Ninh giao hơn 192.000 m2 đất.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.