Bảng lương làm 27 ngày được hơn 200 nghìn đồng gây 'bão' mạng

Đi làm 27 buổi với mức lương là 1,2 triệu đồng, nhưng sau khi "trừ đầu trừ đuôi", số tiền mà nam thanh niên này thực nhận là hơn 200 nghìn đồng...

Mới đây, trên một diễn đàn mạng xã hội lớn xôn xao về câu chuyện một thanh niên trẻ làm nhân viên chạy bàn cho một nhà hàng, làm 18 buổi được 370.000 đồng, làm 27 buổi được 240.000 đồng tiền lương.

" Làm này thì tiền tích kiệm này, giữ lương này, trừ này trừ nọ này. Bắt bê hơn 10 đĩa, rơi 1 đĩa đúp thôi coi làm không công hôm đấy luôn, nếu bọn tôi rơi nhiều thì coi như âm ngày hôm sau rồi . Chạy 1-2 vòng đâu mà chạy rất nhiều lên tầng 3 tầng 4 bằng 10 đĩa bọn tôi rất mệt còn bỏng cả tay. Các bạn nghĩ bọn tôi siêu lắm ý, làm lâu không bê như thế thì họ đuổi việc ngay, nếu được việc thì sẽ như này đây đổ mồ hôi ra lấy được nhưng đồng lương như này.

Làm đây trừ này trừ nọ các thứ , biết như này không bao giờ làm, không đáng để mình làm. Các bạn đến đây ăn thì các bạn để ý cái người đứng ngoài mà đội mũ và có cái dây bạc dài to , béo ý nó là đội trưởng đội bảo vệ, như đội trưởng đội bảo kê ý, soi chúng tôi từ cái nhỏ rồi đến cái to ai mà để nó ghét nó soi cho bằng trừ hết lương thì thôi... Tôi đi làm nó chỉ muốn soi từ cái nhỏ đến cái lớn nhất để trừ lương tôi...cứ nhân viên nào xinh là này nọ ngay

Làm đây vừa làm nhân viên bàn vừa làm cửu vạn ý, sang xưởng kéo bột mì , kéo các thứ. 4- 5 người làm đủ thứ trên đời. lấy lương bọn này đâu có dễ đâu, làm kiệt cả sức ra mới lấy được đồng lương của chúng nó đấy và còn từng này này trừ các thứ...

Sinh viên làm đây có những bạn đi làm để lấy lương mua những gì mình thích và phải đóng tiền trọ. Nhưng nhà hàng trừ này trừ nọ bà giải thích là giữ tiền tiết kiệm cho nhân viên. Ví dụ nghỉ phép 3 ngày bị giữ lương từ 500.000 đến 1 triệu đồng và gọi là tiền tiết kiệm sẽ hoàn lại. Mình đâu có nhu cầu tiết kiệm, sao cửa hàng lại có thể lấy lý do này để giữ lương?".

Theo chia sẻ của L.L, mặc dù đi làm 27 buổi nhưng mức lương mà L nhận về chỉ là 1,2 triệu do cậu bị tính mức 40% lương chính thức (thấp hơn tháng đầu tiên). Khoản lương này tiếp tục bị trừ bởi chi chít lỗi như đi muộn, chấm công không đúng giờ, làm đổ đĩa và mì. Điều đáng bàn là các lỗi này đều tái phạm nhiều lần và số tiền phạt cứ theo số lần vi phạm, tăng lên theo cấp số nhân. Kết quả là số tiền L.L nhận về chỉ còn 245.000 đồng.

Cũng theo chia sẻ của L.L, đáng lí cửa hàng phải cung cấp đồng phục cho nhận viên, nhưng ở đây, nhân viên phải bỏ tiền túi ra để mua đồng phục.

Câu chuyện của L.L đã nhận được gần 10.000 lượt thích, gần 2.000 bình luận của cư dân mạng xã hội. Một số người tỏ thái độ bất bình khi thấy L.L này bị trừ lương một cách quá hà khắc. Chuyện đi muộn bị trừ đã đành nhưng cũng không đến mức bị trừ theo kiểu lũy tiến từng phút như thế.

"Lương như thế nào chưa nói đến, nhưng riêng cái khoản bắt nhân viên bỏ tiền mua đồng phục, rồi giữ tiền lại bảo "tiền tiết kiệm" là không thể chấp nhận được. Mà luật lao động không cho phép người sử dụng lao động được xử lí hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động bằng hình thức trừ lương. Người ta đi làm cả tháng, dẫu có muộn thì cũng không nên hà khắc như thế này. Cả tháng được 200-300 nghìn thì sống kiểu gì", bạn nickname H.H bình luận.

Tuy nhiên, bên cạnh thái độ ủng hộ, nhiều người lại cho rằng L.L là một nhân viên làm việc vô cùng ẩu tả, thiếu trách nhiệm.

"Đi muộn kìa, muộn 38', muộn 8'. muộn 20' *2... 1 tháng đi muộn gần 20 lần, gặp tôi tôi cho nghỉ việc luôn", nickname H.L bày tỏ.

"Nhân viên thử việc mà ý thức như thế này thì cho nghỉ việc đi. Quán đã đưa bản kê chi tiết thế này có nghĩa nó đã có quy định thưởng phạt cụ thể trước khi nhận vào làm. Chấp nhận rồi thì tự làm tự chịu. Quán này rất đông khách nên bạn đến muộn 30 phút có nghĩa 30 phút quán thiếu người và cũng từng đấy thời gian khách hàng phải đợi ( phí thời gian khách, có thể mất khách) tính ra quán mất hơn chục lần bạn", nickname M.M bình luận

"Nói chung các bạn à, ở đâu cũng vậy thôi, VN hay nước ngoài cũng thế không khác gì mấy, Nên mới nói là phải cố gắng để thoát ra khỏi cái lao động phổ thông này, nếu các bạn ko muốn như vậy nữa thì hãy ráng mà phấn đâu học, làm, chứ giờ ngồi than trời than đất ai mà nghe . Mình đã từng là 1 thằng giao hàng, 1 thằng lễ tân, lúc đó mình cũng bi như vậy, bạn gái mình cũng bị vậy, làm cả tháng được 600 nghìn. Lúc đó mình cũng ức, cũng tức, nhưng ko có đăng len nhưng vậy, chỉ biết ngậm ngùi và phải cố gắng tự học, giờ thì mình thấy các bạn lễ tân, phục vụ, giao hàng mình đều thấy thương và muốn giúp đỡ cả. Nói chung 1 điều, than thân trách phận cũng vậy, cái chính là nhìn về phía trước xem mình sẽ là ai, hơn là mình đang là ai.

"Thử việc thôi 1 tháng đi làm trễ gần nửa tháng, nhắc nhở biết bn lần. Còn được làm là còn may đấy", nicknname M.H nói.

"Tôi mà là bạn thì tôi chắc chẳng bao giờ đem chuyện này lên mạng mà kể. Bạn thử việc chỗ người ta kinh doanh dịch vụ mà đi làm muộn liên tục, nghỉ không xin phép, vi phạm nội quy, còn đem lên đây bóc phốt thì không nhà tuyển dụng nào muốn bạn về làm nhân viên nữa đâu", nickname A.L nói.

"Người làm chủ rất kỵ đuổi nhân viên, trừ khi mắc lỗi ko thể chấp nhận. Nhân viên xin nghỉ thì ai giữ? Cứ muốn đi làm, cứ muốn đi muộn xong lại không muốn bị trừ lương là như thế nào?"

"Được cả 2 phía. Nhân viên đi làm thì vô kỷ luật, không có tinh thần trách nhiệm thì tốt nhất là đừng đi làm. Vừa mất thời gian, vừa hại cả chủ. Chủ quán thì cũng ác. Nó không làm đc thì cho nghỉ luôn đi. Trả người ta 300 nghìn/tháng mang tiếng ra, lại còn thêm bực", bạn có nicknam M.Q bình luận.

An Yên

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.