1,7 triệu trẻ em tử vong mỗi năm vì ô nhiễm môi trường | |
Bệnh cảm cúm ở trẻ em và cách phòng tránh khi thời tiết giao mùa | |
Cảnh giác với viêm phổi khi trời rét |
Viêm phổi là bệnh dễ gặp nhất ở trẻ vào thời điểm giao mùa và biến chứng khó lường. Từ cơn “húng hắng” ho ở các bé có thể tiến triển thành viêm phổi cấp rồi dẫn đến suy hô hấp rất nhanh. Khi đó, nếu không nhanh chóng được đưa vào viện cấp cứu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan chức năng (do thiếu oxy), thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Số trẻ sơ sinh bị viêm phổi hiện đang tăng đột biến. (Ảnh: vtv) |
Giai đoạn chuyển mùa vẫn là thời điểm virus gây viêm phổi phát triển, nhưng năm nay, số bệnh nhi nặng tăng cao hơn và có 3 trẻ đã tử vong. Tại khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong vòng 7 ngày trẻ sẽ phải điều trị cách ly vì virus SRV - hay vẫn gọi là virus hợp bào hô hấp là virus rất dễ lây lan, có nguy cơ lây nhiễm chéo sang các trẻ khác. Hiện trong số gần 200 trẻ đang điều trị tại đây có hơn 60 trẻ viêm phổi do nhiễm virus RSV. Đều là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
Với các triệu chứng ho, khó thở, bệnh này thường chỉ có nguy cơ diễn biến nặng với trẻ đẻ non hoặc bị bệnh mãn tính như bệnh tim, còn lại hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả tại các bệnh viện tuyến dưới, vì việc chuyển thẳng lên tuyến trên có thể còn làm tăng nặng triệu chứng khó thở của trẻ.
(Ảnh: slideplayer) |
Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện viêm phổi ở trẻ em rất đa dạng và tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng thường gặp như ho, mệt, bú kém, chảy mũi, khò khè, thở nhanh, khó thở và có thể thấy trẻ tím tái khi tiến triển nặng.
Các bậc cha mẹ nên thận trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh viêm phổi cho con em mình. Trong quá trình theo chăm sóc khi trẻ ốm, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện nặng hơn như: trẻ sốt cao hơn và tần số sốt dầy hơn, mệt và li bì hơn, ăn uống kém.
Cần chú ý đến nhịp thở của trẻ để phát hiện bệnh (Ảnh: Ydvn) |
Trẻ bị viêm phổi có nhịp thở nhanh, đây là dấu hiệu nhận biết sớm, các gia đình có thể theo dõi tại nhà; đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên:
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu rút co rút lồng ngực khi thở và trẻ có dấu hiệu tím tái (khi có biến chứng suy hô hấp). |
Để phòng và hạn chế tái phát bệnh viêm phổi ở trẻ các mẹ cần bảo đảm cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi. Trẻ sau 6 tháng có thể cho ăn dặm thêm và phải cho trẻ ăn đủ chất. Tuy nhiên cần lưu ý không nên ép trẻ ăn để trẻ nôn, trớ vì sẽ sặc lên mũi và gây các bệnh đường hô hấp. Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không nên đun bếp hoặc hút thuốc trong phòng. Tiêm phòng cho trẻ đẩy đủ và đúng lịch.
Phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp để trẻ được điều trị kịp thời. (Ảnh: singlemum) |
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ huynh cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa, nhất là với trẻ sơ sinh. Cụ thể là giữ ấm đúng mức, mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng; trời mưa phải mặc đủ ấm nhưng không giữ ấm quá mức khiến trẻ nóng bức đổ mồ hôi sẽ dễ mắc bệnh; tránh gió lùa, tránh ra đường khi trời đang mưa; sử dụng máy lạnh hợp lý; trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên; cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh hô hấp, vì chỉ một cái hắt hơi, một cơn ho của người bệnh là đã có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh.
Khi chăm sóc trẻ bị ho, cảm lạnh tại nhà phải chú ý thông thoáng mũi cho trẻ; cho trẻ ăn hoặc bú nhiều lần hơn; uống đủ nước, giảm họ, giảm đau họng bằng các bài thuốc dân gian an toàn; dùng hạ sốt theo chỉ dẫn và đặc biệt chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.