Các bệnh tim mạch (CVD) là một thuật ngữ liên quan đến các bệnh: đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp và suy tim. Tại Mỹ, khoảng 84 triệu người mắc phải một trong những căn bệnh trên và mỗi ngày khoảng 2.200 người chết có liên quan đến các căn bệnh về tim.
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến bệnh tim như là hút thuốc lá, cholesterol cao, huyết áp cao, giới tính, chủng tộc, di truyền hoặc tuổi tác.
Ngoài ra, cũng có những tác nhân kích thích dẫn đến bệnh tim. Một nghiên cứu mới đây được xuất bản trên Tạp chí chuyên ngành tim mạch đã đã phát hiện mối liên hệ giữa viêm đường tiết niệu hoặc viêm phổi có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. Cuộc nghiên cứu do Tiến sĩ Kamakshi Lakshminarayan, giáo sự Dịch tễ học tại Đại học Minnesota (Minneapolis,Mỹ) dẫn đầu.
Tiến sĩ Lakshminarayan và các đồng nghiệp của mình đã kiểm tra 1.312 người có những triệu chứng đau tim, nhồi máu cơ tim và so sánh với 727 người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bao gồm cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
Theo kết quả điều tra, có khoảng 37% những bệnh nhân đã bị các bệnh nhiễm trùng trước khi bị các bệnh tim khoảng 3 tháng. Đối với những bệnh nhân đột quỵ, con số này khoảng 30%. Hai tuần đầu tiên sau khi bị bệnh nhiễm trùng thì nguy cơ bị đột quỵ và đau tim là lớn nhất. Các bệnh phổ biến nhất là viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp và viêm phổi.
Ngoài ra, nghiên cứu đã phát hiện bệnh nhân nội trú có nguy cơ dẫn đến các bệnh tim cao hơn.
Hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến các bệnh mạch vành
Tiến sĩ Lakshminarayan giải thích: “Khi bị các bệnh nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản xuất nhiều tế bào máu trắng hơn để chữa bệnh. Tuy nhiên, sự phản ứng này của hệ miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào máu nhỏ hơn, gọi là tiểu cầu”.
Bình thường, chức năng chính của các tiểu cầu là liên kết lại những mạch máu bị tổn thương, tạo nên các cục máu đông, điều này rất quan trọng nếu cơ thể bị thương. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều tiểu cầu hoặc các tiểu cầu này quá dính thì nó lại làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông.
(Ảnh: Heart and Stroke Foundation of Canada) |
Tiến sĩ Lakshminarayan nói thêm: “Sự nhiễm trùng có thể kích hoạt sự thay đổi cân bằng trong máu, dễ hình thành các cục máu đông. Điều này dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn, dẫn đến đau tim và nhồi máu cơ tim. Vì thế, việc quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa nhiễm trùng ngay khi nào có thể. Có nghĩa là phải tiêm ngừa cảm cúm, tiêm vắc-xin viêm phổi,…”.
Ngoài ra, Badimon là giáo sư y khoa, giám đốc tại Viện Tim mạch y học Mount Sinai (New York, Mỹ) đã giải thích tại sao những bệnh nhân nội trú có tỉ lệ bị bệnh tim cao hơn những bệnh nhân ngoại trú: “Đối với những bệnh nhân nhập viện, thì nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn thì nguy cơ bị các bệnh về tim cũng sẽ cao hơn”.
Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay
Vào ngày 1 - 3.11, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức hội nghị khoa học chủ đề “Xu hướng mới trong điều ... |
Phân tích hình ảnh chụp CT giúp cảnh báo sớm bệnh đau tim
Theo giáo sư y học tim mạch của Đại học Oxford, nếu xác định được tình trạng viêm động mạch của tim thì có thể ... |
Trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Mới đây, một nghiên cứu từ các chuyên gia Thụy Sĩ đã cho thấy trẻ em được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm ... |
Uống trà giúp giảm nguy cơ tim mạch?
Một nghiên cứu quy mô cho thấy uống trà sẽ giúp làm chậm lại sự suy giảm của lipoprotein tỷ trọng cao - được biết ... |
Ăn sô-cô-la, đẩy xa bệnh tim
Một nghiên cứu của tác giả Chun Shing Kwok đăng trên tờ tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ về mối liên quan giữa bệnh lý ... |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019