Tại sao người bị đái tháo đường dễ mắc viêm phổi?

Đái tháo đường là bệnh mãn tính không lây, phát triển âm thầm nhưng gây hậu quả rất nặng nề. Một điều đặc biệt là ở những bệnh nhân đái tháo đường thường rất dễ mắc thêm những bệnh khác, đặc biệt là viêm phổi.
 
tai sao nguoi bi dai thao duong de mac viem phoi 70% trường hợp bệnh nhân đái tháo đường tử vong liên quan đến tim mạch
tai sao nguoi bi dai thao duong de mac viem phoi Bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng ở trẻ em

TS.BS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: “Tại Khoa Hô hấp của bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân mắc viêm phổi trên nền bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân do bệnh nhân đái tháo đường có hệ miễn dịch bị suy giảm do vậy dễ mắc bệnh hơn so với người khỏe mạnh.

Tiếp nữa là nồng độ đường trong máu cao sẽ giúp vi khuẩn phát triển và lan tràn trong cơ thể. Không những vậy, vi khuẩn ở trong môi trường đường huyết cao thì độc tính của vi khuẩn cũng mạnh hơn nên bệnh nhân rất dễ mắc viêm phổi hoặc những bệnh lý khác.

Đặc biệt, ở bệnh nhân đái tháo đường, các mạch máu nhỏ bị tổn thương nhiều ở lớp tế bào lót trong cùng - lớp tế bào nội mạc mạch, các tế bào hồng cầu bị giảm sự mềm dẻo và sự trao đổi oxy bị rối loạn ở mô khiến cho sức kháng khuẩn tại chỗ bị suy giảm”.

tai sao nguoi bi dai thao duong de mac viem phoi
Ở những bệnh nhân đái tháo đường hệ thống miễn dịch suy giảm, do vậy rất dễ mắc các bệnh cơ hội khác. (Ảnh: minh họa)

Cũng theo BS Ngọc, đối với những người bình thường mắc viêm phổi có thể xuất hiện những biểu hiện như: ho, sốt, đau ngực… Tuy nhiên, ở những người bị tiểu đường khi mắc viêm phổi có thể không xuất hiện những biểu hiện trên mà bệnh phát triển âm thầm và có những biến chứng nặng hơn.

Cụ thể, ở những bệnh nhân đái tháo đường mắc viêm phổi bệnh thường có biến chứng viêm phổi chủ yếu là suy hô hấp, mủ màng phổi, áp xe phổi, nhiễm trùng máu và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Do vậy, cần hạn chế tối đa các nguyên nhân gây bệnh ở phổi bằng cách bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với các nguồn lây vi khuẩn, virus như người cảm lạnh, cảm cúm, người mắc các bệnh về hô hấp khác, người mắc bệnh sởi, thủy đậu, lao phổi…

Rửa sạch tay, bảo vệ đường hô hấp khi đi ra ngoài bằng khẩu trang y tế. Tiêm phòng cũng là cách giúp người bệnh tiểu đường phòng tránh bệnh phổi.

Điều quan trọng nhất là ở những bệnh nhân đái tháo đường cần có chế độ ăn hợp lý và chế độ luyện tập đúng để kiểm soát tốt đường huyết.

Sai lầm khi chăm sóc người bị đái tháo đường mắc viêm phổi khiến bệnh càng thêm nặng

Theo BS Ngọc, ở những người đái tháo đường mắc viêm phổi thì điều quan trọng nhất là phải điều trị cả hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là mình điều trị viêm phổi là kiểm soát nhiễm trùng, yếu tố thứ hai là phải kiểm soát được nồng độ đường huyết.

Do vậy việc chăm sóc người bệnh nhân mắc viêm phổi trên nền bệnh đái tháo đường là điều rất cần thiết.

Bệnh nhân viêm phổi kèm theo đái tháo đường thì bệnh nhân sẽ sốt và mất rất nhiều nước nên lời khuyên của các bác sĩ vẫn là bệnh nhân cần uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn để đường huyết không bị cao quá.

Có những người nhà bệnh nhân có bố hoặc mẹ mắc bệnh nằm bệnh thì sẽ cho uống thật nhiều sữa để bổ sung chất dinh dưỡng do vậy mà có những khi nồng độ đường huyết trong máu của bệnh nhân cao “chót vót” nên gây khó khăn cho việc điều trị. Hơn thế nữa, khi nồng độ đường huyết cao thì áp lực với vi khuẩn càng mạnh dẫn đến các biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cũng sẽ cao hơn.

Chính vì thế, chế độ ăn cho người đái đường rất quan trọng, đặc biệt là phải giảm glucicd, giảm đường, tăng cường hoa quả…

tai sao nguoi bi dai thao duong de mac viem phoi
Chế độ ăn cho người đái đường rất quan trọng, đặc biệt là phải giảm glucicd, giảm đường, tăng cường hoa quả… (Ảnh: minh họa)

“Qua công tác thăm khám và điều trị, tôi thường hay gặp trường hợp các bệnh nhân ăn nhiều quá mức hay không ăn gì hoặc suy nghĩ quá nhiều gây ảnh hưởng lớn đến công tác chữa bệnh.

Bệnh nhân ăn nhiều quá mức, ăn nhiều cơm, tinh bột, uống nhiều sữa làm tăng đường huyết.

Một thái cực thứ hai nữa là bệnh nhân không ăn gì do sợ đường huyết tăng cao, dẫn đến việc hạ đường huyết.

Những người hay bị lo lắng thái quá – tức là họ biết rõ được tình trạng bệnh của mình, họ biết rõ khi đường huyết tăng thì họ sẽ gặp các nguy cơ về tim mạch, thận, mạch máu… Do vậy khi đường huyết tăng thì làm cho người bệnh rất áp lực về tâm lý và người bệnh rất hoảng sợ. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho người bệnh”, BS Ngọc chia sẻ.

“Khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường mắc viêm phổi phải có đủ các yếu tố sau: cơm, rau, thịt và hoa quả. Chế độ ăn phải phải giảm lượng cơm, tăng lượng rau, tăng lượng thịt, hoa quả phải chọn những loại quả có lượng đường thấp.

Một số loại quả có lượng đường thấp như: Dưa hấu, dưa vàng, dưa chuột, bưởi, ổi, thanh long…

Đặc biệt, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế ăn những thức ăn có chỉ số đường huyết cao vì sau khi ăn lượng đường vào máu nhanh và tăng cao. Ăn nhiều những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp vì sau khi ăn những thức ăn này lượng đường vào máu từ từ vào ít cao hơn”, TS.BS Vũ Thị Thanh, Phòng khám dinh dưỡng Thanh Huyền.

tai sao nguoi bi dai thao duong de mac viem phoi Chỉ ngồi bàn giấy ngần này thời gian cũng đủ 'gieo mầm' đái tháo đường

Nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Liverpool cho thấy lối sống ít vận động đang bắt đầu nhanh chóng "gieo mầm bệnh tật ...

tai sao nguoi bi dai thao duong de mac viem phoi Tự đắp thuốc lá chữa tiểu đường, nhiều bệnh nhân buộc phải cưa chân

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường đang đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng, hoại tử, phải cắt cụt chi do tự ý ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.