Bạo lực gia đình: Tố cáo ra sao?

- Chị tôi kết hôn với chồng là người ham chơi bài bạc và cá độ bóng đá. Trong quá trình sống ở nhà chồng, anh ta có hành vi bạo lực đánh đập vợ con vô cùng thậm tệ. Có lần đánh nặng quá chị tôi phải nhập viện. Gia đình tôi rất xót ruột muốn đón chị và các cháu về, đồng thời kiện anh rể. Xin hỏi anh ta có bị xử lí vì bạo lực gia đình không?
bao luc gia dinh to cao ra sao
Ảnh minh họa.

Trước hết, chúng ta sẽ xem những hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình?

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực pháp luật ngày 01/7/2008 . Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Các hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì cần báo cho cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì: Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp nhân viên y tế, nhân viên tư vấn khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Theo Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 qui định về hình thức xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình tại Điều 49 quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Nếu hành vi bạo lực gia đình có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm thì còn có thể bị còn có thể bị xử lý hình sự về tội Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy chị bạn có thể đưa ra những căn cứ trên để khuyên chồng mình chấm dứt những hành vi bạo lực. Trong trường hợp chồng chị bạn vẫn cố tình thực hiện những hành vi trên thì chị bạn có thể tự mình tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: UBND hoặc công an, yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm này. Bên cạnh đó, cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.

bao luc gia dinh to cao ra sao Ra tòa vì bạo lực gia đình, bị cáo nổ súng bắn 4 người

Hung thủ ra tay khi chuẩn bị hầu tòa vào cùng ngày để xét xử về hành vi bạo lực gia đình.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.