Ly kỳ cứu sống 3 bé sinh non thụ tinh trong ống nghiệm |
Cặp vợ chồng hàng chục lần cắm sổ đỏ để có con |
Ở tuổi 36, anh Minh mới được làm cha sau hơn 5 năm cùng vợ chạy chữa khắp nơi.
Kết hôn từ năm 2011, khi đó vợ 26 tuổi nhưng cặp đôi mãi vẫn không có con. Đầu năm 2016, họ quyết định đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả kiểm tra, vợ anh hoàn toàn bình thường, trong khi chất lượng tinh trùng của anh rất thấp, dưới 2 triệu con trên mỗi ml. Để có con, hai người buộc phải làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Việc lấy trứng không gặp khó khăn gì, song tinh dịch của anh Minh lại không có tinh trùng. Không muốn đi xin tinh trùng, vợ chồng anh quyết định đông trứng để đợi. Nhiều tháng sau, anh Minh liên tục quay lại trung tâm để kiểm tra tinh dịch đồ nhưng vẫn không có kết quả.
Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm hiện đại mang lại hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh. Ảnh: T.I. |
Không bỏ cuộc, đến cuối năm tia hy vọng cũng nhen nhóm lên khi số lượng tinh trùng đạt đến 20 triệu con trên mỗi ml. Chúng đều được mang đi đông lạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, ngày 3/1/2017, các bác sĩ đã thụ tinh bằng phương pháp ICSI - tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương trứng và thu được 5 phôi. Hai tháng sau, bác sĩ thực hiên chuyển phôi đông lạnh vào tử cung người vợ.
May mắn chị có thai và đến tháng 11/2017 thì sinh con trai đầu lòng nặng gần 4 kg.
Theo tiến sĩ Hà, các mẫu tinh trùng sẽ được lấy bằng phương pháp thủ dâm. Với trường hợp tinh dịch không có tinh trùng, các bác sĩ phải trích xuất tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn. Sau đó, chúng sẽ được xét nghiệm máu để sàng lọc, đánh mã số rồi đặt vào máy hạ nhiệt độ để lưu trữ. Những mẫu âm tính với tất cả bệnh có thể đặt chung trong bình nitơ lỏng. Việc trữ đông tinh trùng khá dễ dàng, các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên cả nước đều làm được; chi phí rất rẻ.
Trong khi đó, người phụ nữ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng, sau đó bác sĩ tiến hành chọc hút lấy trứng và đem trữ đông nếu cần thiết.
Kỹ thuật đông lạnh trứng được thực hiện từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng tỷ lệ trứng thoái hóa sau đông lạnh vẫn cao. Đây là trở ngại lớn nhất cho việc áp dụng phương pháp đông trứng trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Một điều gây khó khăn cho đông trứng là kích thước trứng. Trứng là tế bào lớn nhất trong cơ thể và cũng như các tế bào khác, trứng chứa rất nhiều nước. Do đó, khi đông trứng, việc hình thành các tinh thể đá nội bào sẽ phá hủy cấu trúc của tế bào trứng.
Phương pháp đông lạnh thủy tinh hóa vitrification (nhanh hơn phương pháp đông phôi/trứng cổ điển khoảng 600 lần) được áp dụng cho đông trứng sẽ ngăn hình thành các tinh thể đá này, giảm tỷ lệ trứng thoái hóa sau rã đông.
Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên trung bình 2-3 lần trong một tuần, không dùng biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không có thai. Tại Việt Nam, tỷ lệ vô sinh khoảng 7,7%, trong đó nam giới ảnh hưởng đến gần 50% việc hiếm muộn/vô sinh.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Khát khao sinh con khỏe mạnh của vợ chồng người dân tộc mang gien bệnh tan máu bẩm sinh
Đã bước vào tuổi gần 40, hai vợ chồng chị Lò Thị Doan vẫn luôn khao khát sinh thêm được một người con khỏe mạnh, ... |
Chuyện nữ đại gia đưa tinh trùng đông lạnh từ Mỹ về Việt Nam thụ tinh
Chiếc hộp nitơ lỏng chứa tinh trùng đông lạnh của người hiến được gửi về Việt Nam bằng đường hàng không. Sau đó, nó được ... |
Thế hệ tìm cha sinh học
Nhiều ngân hàng tinh trùng giờ đây đối mặt thực tế đầy thách thức trong việc giữ kín danh tính người hiến tặng. |