Internet đang từng bước thay thế các thư viện khi sinh viên có thể tham khảo và tìm đọc sách trên mạng, cũng như nghiên cứu trực tuyến. Mặc dù vậy, thư viện vẫn chứa đựng kho tri thức khổng lồ mà các website không có. Những buổi học nhóm, ôn thi xuyên đêm… thư viện đã dần len lỏi vào cuộc sống sinh viên như vậy.
Thư viện Doe - Đại học California, Berkeley (1910)
Các thiết kế cổ điển với phòng đọc sách có trần nhà hình vòm đã khiến thư viện Bay Area có cảm giác như một nhà ga xe lửa cũ ở East Coast. Nhưng các thư viện chính tại các ngôi trường hàng đầu của California cũng đa dạng trong thiết kế cũng như trong các bộ sưu tập của mình.
Thư viện URI - Đại học Cornell (1891)
Tòa nhà được thiết kế bởi William Henry Miller - sinh viên kiến trúc đầu tiên của Cornell. Thư viện hình chữ thập này là "ngôi nhà" của hơn 8 triệu cuốn sách in với 71.000 bản thảo. Tại đây, tháp đồng hồ được coi là biểu tượng của trường đại học. Phần mái vòm, cửa sổ lắp kính màu và phòng đọc sách sử thi phía trong là một trong những không gian vĩ đại nhất trong giới học thuật.
Thư viện Senator John Pinto – Đại học Diné (2010)
Được ví như vương miện của đại học Diné chính là thư viện nằm trong khuôn viên Shiprock, được thiết kế nhằm phản ánh truyền thống Navajo trong kiến trúc và sự pha trộn hài hòa phong cách. Nội thất có những bức tường đá trong suốt và cứ 2 lần/năm, ánh sáng mặt trời chiếu qua các bức tường kính ở góc độ hoàn hảo khiến toàn bộ thư viện bừng sáng. Trên trần nhà, đèn chùm cũng được thiết kế giống như chòm sao tỏa sáng từ trên cao.
Thư viện Bapst Art – Đại học Boston (1925)
Tên thư viện được đặt tên cho chủ tịch đầu tiên của trường Boston – ông John Bapst. Không gian tại đây được bài trí theo phong cách Gothic bằng tranh kính đẹp mắt. Ban đầu, thư viện là một trong số các tòa nhà theo dự án 20-building, tức là được xây dựng vào những năm 1920, khiến đại học Bostin mang dáng vẻ của đại học Oxford. Là thư viện chính của trường cho đến năm 1993 và bây giờ, nơi đây hoàn toàn dành cho nghệ thuật với 51.000 cuốn sách, bản thảo và các công trình khác như tácc phẩm nghệ thuật của sinh viên…
Thư viện William Oxley Thompson Memorial – Đại học bang Ohio (1912)
Nhờ công cuộc cải tạo vào năm 2009, thiết kế của thư viện có sự kết hợp hài hòa giữa cái cũ với cái mới mà vẫn mang vẻ cổ điển nhờ các tấm kính, tiện nghi hiện đại, cho phép sinh viên sử dụng không gian xanh. Trước đó, vào năm 1970, mặt tiền phía Tây với dáng vẻ đẹp của thế kỷ 21 được thay thế cho lối kiến trúc không mấy ấn tượng ở những năm 1950. Một căn phòng cơ khí cũ trên tầng cao nhất hiện nay đã được sử dụng thành khu vực nghiên cứu với tầm nhìn bao quát khuôn viên trường.
Thư viện Suzzallo - Đại học Washington (1926)
Ngay trên lối vào thư viện, bạn sẽ nhìn thấy 18 bức tượng đất nung của những người có đóng góp lớn đối với thế giới về học tập và văn hóa, bao gồm Dante, Plato và Adam Smith. Bên trong, thư viện có thể được coi như một cung điện mang phong cách Gothic. Phòng đọc sách có chiều dài 250ft dài và chiều 65ft. Ngoài ra, điểm đặc biệt là cửa sổ pha chì kính ở đây được tô điểm bằng những tấm huy chương.
Thư viện Beinecke Rare Book & Manuscript – Đại học Yale (1963)
Thư viện hiện đang giữ quyển Kinh Thánh Gutenberg, cuốn sách của phương Tây đầu tiên được in trong loại hình movable type. 780.000 cuốn sách hiếm đã tạo nên những điểm gây ấn tượng mạnh và được nghiên cứu rộng rãi ở Mỹ. Những tấm panel cho phép ánh sáng tự nhiên đi thẳng vào không gian thân thiện để không làm hỏng sách, nhưng vẫn chiếu được đến tháp kính trung tâm.
Thư viện Đại học Luật Washington - Đại học Washington (1997)
Thư viện có một trong những bộ sưu tập lớn nhất của các cuốn sách về luật pháp Đông Á, với hơn 4.700 đầu mục và 12.500 tập dành cho các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và pháp luật Hàn Quốc. Thư viện thực sự hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 1997. Kiến trúc sư cũng chính là người thiết kế thư viện luật Georgetown - hoàn toàn phù hợp với những tòa cũ cổ trong khuôn viên trường, đồng thời lấy cảm hứng từ các môn học khác.