Nhiều phụ nữ vô sinh vì bị bệnh viêm vùng chậu | |
Những nguyên nhân hàng đầu có thể gây vô sinh ở phụ nữ |
Theo TS.BS Phạm Quang Tuệ, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương: Bệnh lao cơ quan sinh dục xảy ra nhiều nhất ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 45 tuổi. Phần lớn phụ nữ bị lao cơ quan sinh dục là do bị nhiễm trùng lây lan từ bệnh lao phổi, các bệnh đường ruột, bệnh tiết niệu… Sau đó vi trùng sẽ theo đường lưu thông của máu hay tuyến lympho rồi lây lan đến cơ quan sinh dục, khiến cho ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng bị viêm, nhiễm khuẩn.
(Ảnh: Báo Phụ Nữ Việt Nam) |
NHỮNG THỂ LAO SINH DỤC NỮ THƯỜNG GẶP
Lao phần phụ: Thường gặp nhất là lao vòi trứng. Những tổn thương ở vòi trứng thường là các tổn thương mãn tính, âm ỉ, từ đó gây nên tình trạng tắc vòi trứng và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ở thể này, bệnh nhân có thể bị chửa ngoài dạ con hoặc vô sinh nếu bị tắc hoàn toàn cả 2 bên vòi trứng. Trong nhiều trường hợp, thể lao phần phụ sẽ không có các dấu hiệu cụ thể. Chỉ khi tiến hành khám vô sinh, chụp dạ con, vòi trứng thì mới phát hiện được những tổn thương do lao gây nên.
Lao dạ con: Những tổn thương chủ yếu xảy ra ở lớp niêm mạc. Vi trùng lao sẽ từ vòi trứng đi xuống, do vậy lao dạ con thường sẽ kèm theo lao vòi trứng. Biểu hiện đặc trưng nhất của thể lao này là rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, đau bụng kinh và cũng có khi bị vô kinh do niêm mạc dạ con bị dính.
(Ảnh: Life) |
Lao ống dẫn trứng: Thể lao này sẽ khiến ống dẫn trứng trở nên thô cứng. Sau đó gây tổn hại đến bề mặt niêm mạc ống dẫn trứng và làm cho thành ống bị dính liền với nhau, dẫn đến tình trạng không thể thụ thai.
Lao buồng trứng: Thể lao này sẽ gây viêm quanh buồng trứng, vi trùng có thể theo đường máu để xâm nhập vào sâu trong buồng trứng, khiến cho buồng trứng mưng mủ, thậm chí bị hoại tử và mất khả năng làm mẹ.
Lao âm đạo: Thể lao sinh dục nữ này khá hiếm gặp và cũng thường xảy ra với các lao ở phần trên. Dấu hiệu của bệnh cũng là các vết loét, xung quanh có những hạt sẩn màu vàng. Chỉ có thể phát hiện được bệnh khi làm sinh thiết để phân biệt với các tổn thương do bệnh khác. Thể lao âm đạo này có thể gây dò bàng quang (bọng đái) hoặc dò trực tràng.
(Ảnh: Báo Người lao động) |
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH
Lương y Nguyễn Huy (Hội Đông y Việt Nam) cho biết: Bệnh lao sinh dục nữ thường không có các triệu chứng sớm điển hình. Do vậy, đa số chị em không thể tự phát hiện được bệnh.
Có những trường hợp bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới, thường xuyên mệt mỏi, bị rối loạn kinh nguyệt... nhưng chỉ nghĩ đó là do chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, chứ ít khi nghĩ đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, đa phần lao sinh dục nữ thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển trong một thời gian dài.
Mặt khác, bệnh lao sinh dục nữ rất dễ lẫn với các loại bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là ung thư hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Để chẩn đoán bệnh chính xác thì cần phải có các xét nghiệm như thử phản ứng lao, tốc độ lắng máu, cấy máu kinh tìm vi trùng lao, nạo sinh thiết dạ con, chụp điện quang dạ con, vòi trứng… Do vậy, khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, hay đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều thì chị em cần phải đi thăm khám ngay.
Bệnh lao sinh dục nữ nếu được phát hiện sớm thì có khả năng điều trị khỏi. Tuy nhiên, những di chứng do các tổn thương lao gây ra tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và rất khó để có thể khôi phục được chức năng sinh sản bình thường.
Phòng ngừa lao sinh dục nữ bằng cách nào? - Cũng giống như những bệnh lao thông thường khác, để phòng bệnh lao sinh dục nữ, chị em cần biết cách giữ vệ sinh, tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh. - Nếu có thành viên trong gia đình bị lao thì cần cách ly, tuyệt đối không ăn chung bát đũa, sử dụng chung các vật dụng cá nhân. - Khi có những dấu hiệu lạ trong cơ thể thi cần nhanh chóng đi khám để phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. |
Lối sống 06:31 | 08/05/2019
Lối sống 23:00 | 31/10/2018
Lối sống 13:00 | 30/10/2018
Lối sống 13:15 | 29/10/2018
Lối sống 23:39 | 28/10/2018
Lối sống 04:00 | 10/10/2018
Lối sống 23:22 | 07/10/2018
Lối sống 02:02 | 25/09/2018