Bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, làm sao phòng tránh bệnh cho trẻ?

Theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh sởi có xu hướng tăng trong một vài tuần gần đây. Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 12 trường hợp mắc bệnh sởi, rải rác tại 15 quận, huyện, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
 

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Bệnh sởi lây qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hay qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.

benh soi dang co xu huong gia tang lam sao phong tranh benh cho tre
(Ảnh: Lê Hiếu)

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: “Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đa phần các ca mắc sởi đều do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định. Năm nay, bệnh sởi đến sớm, vì vậy, nếu trẻ nhỏ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi mà chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ thì khả năng mắc bệnh là rất cao”.

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước có 168 trường hợp mắc sởi, trong đó có 43 trường hợp dương tính với sởi. Còn tại T.P Hà Nội, tính đến thời điểm này đã có thêm 11 ca sốt phát ban dạng sởi, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm lên 168 trường hợp, trong đó 43 trường hợp dương tính với sởi và một trường hợp tử vong (ở huyện Đan Phượng).

benh soi dang co xu huong gia tang lam sao phong tranh benh cho tre
(Ảnh: benhvirrus)

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong.

Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F (khoảng 40 độ C).

Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dần lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.

Những biến chứng của sởi thường xảy ra bao gồm: viêm tai giữa cấp chiếm khoảng 10%, viêm phổi nặng chiếm khoảng 5%, một số biến chứng nguy hiểm khác tuy ít gặp hơn như viêm não chiếm khoảng 1%, viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa và suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.

benh soi dang co xu huong gia tang lam sao phong tranh benh cho tre
Tiêm vắc xin đầy đủ là cách phòng bệnh sởi tốt nhất. (Ảnh: Hà Nội mới)

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội cho biết: “Tỉ lệ tiêm chủng phòng sởi cao nhưng không thể đạt 100%. Hằng năm, ngoài 97%-98% số trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì vẫn còn 2%-3% chưa được tiêm, chưa có kháng thể bảo vệ. Do đó, Hà Nội cần triển khai các đợt tiêm vét để đảm bảo các trẻ trì hoãn tiêm được tiêm chủng đầy đủ. Để phòng chống bệnh sởi cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường, nâng cao sức đề kháng và thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh sởi đầy đủ, đúng lịch”.

Ngoài ra, để hạn chế dịch sởi lây lan, các bậc phụ huynh nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng tránh cho con em mình.

- Đưa bé đi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vắc-xin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12-15 tháng và mũi sau khi bé từ 4-6 tuổi.

- Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vắc-xin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vắc-xin nhưng nếu được bú sữa mẹ liện tục, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.

- Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.

- Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

benh soi dang co xu huong gia tang lam sao phong tranh benh cho tre

Bệnh sởi vẫn là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Khoảng 250.000 người đã bị nhiễm bệnh sởi vào năm ngoái, hầu hết ở châu Phi và châu Á.

Theo WHO, virus sởi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, mất nước, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm não.

Sởi là căn bệnh có thể ngăn ngừa bằng văc-xin thứ 5 đã được loại bỏ ở châu Mỹ, sau bệnh đậu mùa năm 1971, bệnh bại liệt năm 1994, rubella và hội chứng rubella bẩm sinh năm 2015.

benh soi dang co xu huong gia tang lam sao phong tranh benh cho tre Những thực phẩm tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận và gút
benh soi dang co xu huong gia tang lam sao phong tranh benh cho tre Cách phòng tránh các bệnh thường gặp khi trời trở lạnh
benh soi dang co xu huong gia tang lam sao phong tranh benh cho tre Mẹo trị bệnh tại nhà khi trẻ bị ho, cảm cúm, cảm lạnh
chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.