Dịch bệnh tấn công trẻ nhỏ, cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch

Những bệnh truyền nhiễm trên có thể diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch chồng dịch sẽ xảy ra nếu không có các biện pháp khẩn trương phòng ngừa.
dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Kiến nghị một số giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Lạng Sơn: Nguy cơ cao bị xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi
dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi
dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Tiêu độc khử trùng xe chở heo để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Trong tháng 8 và tháng 9/2018, liên tục các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng lây lan nhanh chóng, dồn dập tấn công trẻ nhỏ TP HCM và các tỉnh phía Nam. Các chuyên gia y tế lo ngại những bệnh truyền nhiễm trên có thể diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch chồng dịch sẽ xảy ra nếu không có các biện pháp khẩn trương phòng ngừa.

dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich
Khám chữa bệnh cho bệnh nhi bị tay chân miệng.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, tại TP HCM, kết quả giám sát dịch tễ cho thấy, trong 8 tuần gần đây, số ca bệnh nhập viện hàng tuần tương đương năm 2017. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có hơn 12.280 ca sốt xuất huyết. Các bác sĩ cho biết, thời tiết mưa nhiều vẫn là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết lây lan và đang gia tăng dần.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 – TP HCM, trong tháng 8, số ca đến khám liên quan đến bệnh sốt xuất huyết là hơn 1 ngàn, tăng 41,46% so với tháng 7, còn số ca nhập viện điều trị sốt xuất huyết tăng trên 48% so với tháng 7. Bước sang tháng 9, số ca sốt xuất huyết cũng đang tiếp tục tăng. Tính từ ngày 1 đến 25/9, bệnh viện đã khám ngoại trú cho 1.124 lượt bệnh nhi và điều trị nội trú cho 416 lượt.

Trong khi sốt xuất huyết đang vào đợt cao điểm thì số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện cũng liên tục tăng cao tại 3 bệnh viện nhi đồng thuộc TP HCM. Từ đầu năm tới nay, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã điều trị cho 1.094 trẻ bị tay chân miệng. Riêng trong tháng 8 có 425 trường hợp mắc bệnh, tăng gấp đôi so với tháng 7. Dịch bệnh này cũng khiến cho 48 trẻ phải điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng TP HCM, trong đó có 2 ca nặng đang phải thở máy.

Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 1 trường hợp tử vong do tay chân miệng. Chỉ trong 3 tuần gần đây, số lượng trẻ bị tay chân miệng phải điều trị nội trú tại đây tăng gấp 5 lần so với cùng thời điểm năm ngoái. Có đến trên 80% trẻ đang ở khoa Nhiễm - Thần kinh bị bệnh tay chân miệng. Số trẻ bị bệnh tay chân miệng phải nhập viện trong tháng 9/2018 hầu hết là ở độ tuổi từ 15 đến 25 tháng tuổi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh cho biết, nguyên nhân có nhiều ca tay chân miệng nặng là do virut EV 71 (Enterovirus 71).

'Những năm trước số trẻ mắc tay chân miệng do EV 71 thấp nhưng gần đây hơn 50% trẻ tay chân miệng do vi rút này. Loại vi rút này lây lan rất dữ và diễn tiến nặng nhiều. Đối với tay chân miệng do enterovirus 71 thì rất đáng ngại vì gây biến chứng nặng chứ còn các virus khác thì biến chứng thấp", bs Khanh cho hay.

dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, chủng virus EV 71 khiến bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng hơn, tác động lên hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp, có thể gây tử vong. Ngành y tế cũng đã ghi nhận các ca tử vong rải rác ở miền Nam do bị tay chân miệng.

Cùng với tay chân miệng, trong tháng 8 và tháng 9, bệnh sởi ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đều tăng mạnh so với cùng kỳ các năm gần đây. Từ đầu năm đến nay, Đồng Nai có số ca mắc bệnh sởi cao nhất khu vực với 136 ca, tiếp theo là Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP HCM. Riêng tại Đồng Nai hiện có 6 “điểm nóng” là 6 xã, phường có số người mắc cao bất thường cần phải được dập tắt ngay.

PGS.TS Phan Trọng Lân nhận định, do đặc thù giao lưu đi lại giữa các địa phương rất nhiều và tỉ lệ tiêm chủng không đồng đều nên dễ dẫn đến việc gia tăng bệnh sởi. Vì vậy, tại các tỉnh Đông Nam bộ, nơi có tỉ lệ người dân nhập cư nhiều, đòi hỏi tăng tỉ lệ tiêm chủng cao hơn mức bao phủ hiện nay là từ 85-95%.

“Trước hết là phải rà soát lại hoạt động tiêm chủng thường xuyên, đặc biệt là biến động dân cư phải có đánh giá đẩy đủ yếu tố dịch tễ học để phát hiện ra khoảng trống miễn dịch, gọi là vùng lõm về tiêm chủng. Cái quan trọng nhất là đối với các tỉnh, rà soát lại làm thế nào để có nền miễn dịch cộng đồng”, PGS.TS Trọng Lân nói.

Lãnh đạo Viện Pasteur TP HCM lưu ý nguy cơ bùng phát dịch sởi ở tất cả các tỉnh chứ không phải chỉ diễn ra ở các tỉnh đang có ca bệnh sốt phát ban, sởi. Trong khi đó, Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh có số ca bệnh nhiều thứ 3 tại khu vực Đông Nam bộ, nhưng hiện không đăng ký triển khai chiến dịch tiêm vắc xin ngừa sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Tại TP HCM, từ đầu năm đến nay cũng ghi nhận 96 ca mắc sởi, trong đó tăng đột biến vào tháng 9. Thành phố đã triển khai chiến dịch tiêm bù vắc xin cho trẻ sinh năm 2016, 2017 và đang triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế là tiêm cho trẻ 3 - 5 tuổi. Tuy nhiên, trên địa bàn mới chỉ có 62% trẻ được tiêm mũi 1 và 30% trẻ được tiêm mũi 2. Các chuyên gia nhận định, với những vùng miễn dịch trong cộng đồng không cao, trong khi tỷ lệ tiêm chủng thấp như vậy sẽ dễ dàng bùng phát thành dịch.

Bác sĩ Lê Hồng Nga – Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, cũng như bệnh tay chân miệng, việc tăng cường vệ sinh tại học đường, đáp ứng yêu cầu về cách ly nếu phát hiện ca bệnh sẽ hạn chế nguy cơ lây lan bệnh sởi.

Ngành y tế thành phố khuyến cáo đến tất cả những nơi có tập thể giữ trẻ, các cô phải nhắc nhở đến phụ huynh là đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh sởi đúng lịch. Đối với các cơ sở y tế thì Sở Y tế đã có chỉ đạo quyết liệt thực hiện nghiêm túc việc khai báo bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện”, bác sĩ Hồng Nga nói.

Với diễn tiến tình hình dịch bệnh phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo: tại các khu công nghiệp – nơi tập trung rất nhiều công nhân chưa từng được tiêm phòng sởi hoặc tiêm không đầy đủ, là đối tượng biến động thường xuyên, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với chủ doanh nghiệp để rà soát, tuyên truyền việc thực hiện tiêm chủng cho người lao động.

Riêng đối với bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, do vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa nên cộng đồng cần thực hiện ăn sạch, ở sạch, đồ chơi sạch và giữ bàn tay sạch để phòng bệnh.

dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Kiến nghị một số giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị một số giải pháp ...

dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Lạng Sơn: Nguy cơ cao bị xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Với tình hình vận chuyển, buôn bán nhập lậu động vật và các sản phẩm động vật qua biên giới chưa được ngăn ngừa triệt ...

dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi

Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành trong cả nước về tình ...

dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Tiêu độc khử trùng xe chở heo để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan nhanh trên thế giới, ngành thú y TP HCM đang tăng cường các biện ...

dich benh tan cong tre nho canh bao nguy co dich chong dich Mong sớm có giải pháp phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Ngày 7/9, Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tổ chức hội thảo về ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.