Bị kết luận nhận tiền không minh bạch: Hiệu trưởng ĐH lên tiếng

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa có kết luận về việc thanh tra hành chính trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Theo kết luận này, trường có một số sai phạm trong liên kết đào tạo trong nước, bổ nhiệm cán bộ, tài chính, việc tiếp nhận tiền tài trợ hơn 276.000 USD (hơn 5,87 tỷ đồng) được chuyển vào tài khoản cá nhân chứ không chuyển trực tiếp cho trường…
bi ket luan nhan tien khong minh bach hieu truong dh len tieng
Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa có kết luận về việc thanh tra hành chính trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Về công tác đào tạo, liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học khi chưa có văn bản cho phép của Bộ GD&ĐT theo quy định (năm 2015 với 11 đơn vị, năm 2016 với 9 đơn vị và năm 2017 là 4 đơn vị). Xét trúng tuyển thí sinh không đạt điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH chưa đúng quy định (chương trình liên kết đào tạo trình độ ĐH với trường ĐH Sunderland – Vương quốc Anh).

Về tuyển sinh, thanh tra Bộ cũng cho biết năm 2015, trường xác định tiêu chí 1 trong việc thực hiện tự xác định chỉ tiêu chưa đảm bảo theo quy định. Tuyển sinh ĐH chính quy vượt 19%, hệ vừa học vừa làm vượt 6.9%. Năm 2016, dù xác định chỉ tiêu đúng quy định nhưng tuyển sinh trình độ ĐH vẫn vượt 8,6%.

Về tiếp nhận khoản tiền tài trợ 276.000 USD của trường ĐH Bang Arizona, Hoa Kỳ (ASU) cho trường để trang bị phòng học dạy số, thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận: kiểm tra hồ sơ quản lý tài sản tại trường cho thấy: không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng giao nhận thiết bị của đơn vị cung cấp trang thiết bị phòng dạy học số cho trường; Sổ quản lý thiết bị, tài sản và báo cáo tài chính năm 2015, 2016 đều không ghi nhận về khoản tài trợ cho phòng dạy học số.

Đồng thời, thanh tra Bộ cũng kết luận, khoản tài trợ 276.250 USD của ASU cho phòng dạy học số được chuyển về tài khoản cá nhân của ông Lê Thanh Phúc (nhân sự triển khai dự án, trường khoa đào tạo chất lượng cao của trường). Ông Phúc đã mở tài khoản cá nhân để tiếp nhận khoản tài trợ của trường từ ASU là không đúng quy định của Bộ Tài chính, không có hồ sơ mua sắm/ tiếp nhận thiết bị từ đơn vị cung cấp.

Việc tiếp nhận tài trợ của trường không thực hiện đúng quy định của chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; Không báo cáo Bộ GD&ĐT và thực hiện việc xác nhận tài khoản tài trợ theo đúng quy định.

Trước kết luận của Bộ GD&ĐT, ông Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng nhà trường phản hồi: Dự án Phòng dạy học số là một phần thuộc tổng thể dự án HEEAP (dự án Liên minh giáo dục đại học ngành kỹ thuật ). Phòng dạy học số ở Trường ĐHSPKT TP. HCM là phòng dạy học số thứ 2 mà dự án HEEAP triển khai ở Việt Nam tính đến thời điểm đó.

Nhà trường đã học tập kinh nghiệm từ phòng dạy học số trước đó đã triển khai ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Theo đó, ASU muốn xây dựng một phòng dạy học số tương tự như của ASU. Phía ASU mô tả và liệt kê rất chi tiết yêu cầu hoạt động và thông số của các thiết bị.

Để thực hiện phòng dạy học số rất đặc thù đó, phía ASU – là đơn vị tài trợ đã chỉ định Công ty MeKong là công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai lắp đặt dự án phòng dạy học số trước đó để lắp đặt cho Trường ĐHSPKT TP.HCM theo yêu cầu kỹ thuật của ASU.

Từ những thông tin đó, Trường ĐHSPKT TP. HCM hiểu rằng dự án phòng dạy học số là một dự án tài trợ thiết bị. Trong đó, công ty MeKong là đối tác được phía ASU chọn. Trường ĐHSPKT TP.HCM sẽ thực hiện các thủ tục về tài chính để nhận gói thiết bị này. Trong quá trình thực hiện dự án, bộ phận quản lý dự án của ASU thường xuyên sang kiểm tra tiến độ, giám sát quá trình thực hiện và ASU đã xác định quy trình tài trợ Phòng dạy học số của họ là như vậy (có thư xác nhận của ASU).

Ông Lê Thanh Phúc được giao nhiệm vụ mở tài khoản ngoại tệ để nhận tài trợ từ ASU vì là thành viên của dự án Phòng dạy học số ở Trường. Sau các buổi làm việc với ASU, phía công ty MeKong đã liên lạc với ông Lê Thanh Phúc và cho số tài khoản của công ty để chuyển khoản, đứng tên là Nguyễn Thị Tố Trang.

Phía ASU thanh toán cho dự án căn cứ vào tiến độ thực hiện của dự án và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển khoản số tiền trên cho công ty cung cấp thiết bị. Sau mỗi đợt nhận tiền từ ASU và chuyển tiền cho Công ty MeKong, Ông Lê Thanh Phúc đều gửi báo cáo cho quản lý dự án phía ASU. Ông Lê Thanh Phúc đã chuyển toàn bộ số tiền nhận được từ ASU cho công ty MeKong. Dự thảo kết luận thanh tra cũng ghi rõ phía Công ty MeKong đã xác nhận việc nhận được số tiền này, tổng cộng là 5.873.109.400 VNĐ.

Trong hợp đồng tài trợ dự án, phía ASU đã cam kết tài trợ cho Trường ĐHSPKT TP. HCM tổng số tiền là 276.250 USD. Sau khi dự án hoàn thành, phía ASU đã xác nhận danh mục các khoản chi phí mà dự án đã chi với tổng số tiền là 276.250 USD .

PGS. Đỗ Văn Dũng khẳng định mặc dù có các sơ sót xảy ra trong quá trình quản lý và điều hành nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường không vì động cơ cá nhân, không tư lợi, không tham ô, tất cả đều nhằm vào việc khai thác và sử dụng hiệu quả tốt nhất về nhân lực và cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên nhà trường.

“Trên cơ sở kết luận của Thanh tra, hiện nay chúng tôi đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, thực hiện kết luận Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo trên tinh thần cầu thị, khắc phục các thiếu sót để Nhà trường vững bước trên con đường phát triển mạnh mẽ của mình” – PGS.Dũng cho hay.

bi ket luan nhan tien khong minh bach hieu truong dh len tieng Cư dân mạng rủ nhau 'khoe' lì xì: Người nhận tiền khủng, kẻ chỉ được phong bao 'rỗng'

Sau ngày mùng 1 Tết, cư dân mạng rủ nhau "khoe" số tiền lì xì nhận được từ gia đình, họ hàng. Có người nhận ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.