Bi kịch phận rể nghèo lấy vợ Thủ đô

Người ta bảo “giàu chưa chắc đã sang, nhưng nghèo chắc chắn là hèn!”, ngẫm…anh thấy thấm lắm! 
bi kich phan re ngheo lay vo thu do
Thành rất tự hào với nghề nghiệp mà anh theo đuổi (Ảnh minh họa: Trithuctre)

Thành là thầy giáo dạy cấp 3 của một trường nhỏ nơi phố huyện. Nghề nhà giáo hẳn ai cũng biết, chẳng lấy gì làm giàu sang cả, nhưng so với hoàn cảnh gia đình cha mẹ đều làm nông thì nhà có một trí thứ như Thành tạm gọi là thầy u an lòng, vì dùng trí não để lao động chứ không phải quần quật bán mặt cho đất bán lưng cho trời như bố mẹ, lại là người nhà nước, vậy là cũng có cái để các cụ tự hào.

Thành cũng không thích so sánh cuộc đời mình với ai, thấy xung quanh mình nhiều người vẫn không có việc làm, thất nghiệp, hoặc ai thuê gì làm nấy, làm thời vụ bất ổn định, ngẫm lại cái thân mình thấy vậy là ổn, ít ra anh sống với đam mê của mình là nghề dạy học, cong việc giúp anh có thu nhập ổn định, vậy là đủ.

Thành yêu một nữ đồng nghiệp tên Hoài, là người Hà Nội lên công tác. Họ hợp nhau về tính cách, Hoài là người có cá tính tuy nhiên rất chừng mực và độc lập, khác hẳn với những cô gái Hà Thành kiêu kì mà Thành biết hồi học đại học ở đó. Khi tìm hiểu nhau, anh cũng không quan tâm nhiều đến gia cảnh của cô ấy, chỉ là thấy bản thân Hoài là một cô gái dễ chịu, đáng yêu, sau đấy khi tình yêu chín muồi thì Thành cầu hôn.

Lúc này Hoài mới nói qua qua về gia đình ở Hà Nội và có nói đến chuyện mâu thuẫn với cha mẹ về quan điểm sống nên cô ấy mới lên đây dậy học. Thành hỏi nguyên cớ vì sao thì Hoài chỉ nói qua loa là gia đình muốn cô ấy lấy một người đàn ông có điều kiện kinh tế nhưng cô ấy không yêu, bố mẹ không hài lòng nên cãi nhau và cô ấy bỏ đi lên đây.

bi kich phan re ngheo lay vo thu do
Anh không ngờ người con gái giản dị mình đang hẹn hò lại là tiểu thư thứ thiệt (Ảnh: Pinterest)

Cho đến khi Thành đến nhà cô ấy thì mới thực sự choáng váng vì nhà cô ấy giàu quá!

Trước khi đến nhà Thành tự tin bao nhiêu thì sau khi đến anh thấy ngại ngùng, tự ti bấy nhiêu. Bố mẹ Hoài rất gia giáo, là người có quyền chức, nói có gang có thép. Khi biết Thành chỉ là anh giáo phố huyện, bố mẹ Hoài tỏ vẻ không hài lòng, nói chuyện rất kiểu bề trên với anh. Ừ thì anh cũng nghĩ họ là bề trên nên cũng bỏ qua nhưng lòng vẫn có chút gợn gợn…

Đến khi Hoài nói Hoài sẽ cưới Thành vì cô ấy đã có thai thì anh phát hoảng, vì họ chưa hề có thai, cô ấy nhìn Thành vẻ cầu cứu nên anh đành nói với bố mẹ vợ tương lai sự tình theo ý cô ấy. Bố mẹ Hoài thở dài, mắng cô ấy không ra gì, không khác gì chửi vào mặt Thành, nhưng nhìn thấy cô ấy bấu chặt tay vào đùi anh lại thấy thương, Thành cứng cỏi đáp sẽ lo cho Hoài và chúng tôi sẽ hạnh phúc, sau đó dắt tay cô ấy đi để mặc bố mẹ cô ấy đang tức giận không nguôi.

Hơn tháng sau họ làm đám cưới, bố mẹ cô ấy không tổ chức vì quá xấu hổ về con gái, chỉ làm lễ báo hỷ và cho đón dâu, còn gia đình Thành dù nghèo khó nhưng cũng sắm sanh đủ lễ mọn theo đúng phong tục, dù biết nhà gái chẳng cần nhưng anh cũng tự nhủ vợ chồng yêu nhau là được, sau này bố mẹ vợ thấy con gái họ hạnh phúc thì sẽ yên tâm hơn.

Về ở chung với nhau được một thời gian thì vợ Thành mới có thai, lúc này mẹ vợ thương con gái nên cũng bớt giận lên thăm. Nhìn thấy con thiếu thốn thì bà không cầm được nước mắt, bà bảo hai đứa cùng về thủ đô dạy học, mọi thứ bà sẽ nhường hết, không tranh cãi với con gái nữa, chỉ cần con hạnh phúc là được! Lên ở với con chục hôm thì bà về động viên chồng, bố vợ Thành cũng nguôi ngoai và gọi điện hỏi thăm chúng tôi, những tưởng mọi chuyện như vậy là ổn thỏa, không ngờ đời anh lại bước sang một trang mới, thê thảm và bi đát hơn!

Vợ Thành bảo muốn sinh con cho thật tốt, với cả bố mẹ cũng đã nguôi ngoai nên Hoài muốn về dưỡng thai để cháu ngoại gần gũi ông bà sau những ngày mâu thuẫn. Thành thì không muốn chuyển việc vì gia đình anh vẫn còn ở đây, dù không ở cùng bố mẹ nhưng anh không muốn về Hà Nội để mang tiếng nhờ vả nhà vợ. Thế là vợ anh về, còn anh thì cuối tuần bắt xe khách về thủ đô thăm vợ.

bi kich phan re ngheo lay vo thu do
Sự miệt thị của bố mẹ vợ với con rể nghèo khiến Thành cảm thấy ức chế và bế tắc (Ảnh: Pinterest)

Mỗi lần đến nhà vợ Thành rất mất tự tin, và nữa bố mẹ vợ càng xót con gái bao nhiêu thì càng ghét con rể bấy nhiêu vì họ cho rằng anh đã làm cho con gái họ khổ. Trước mặt con gái bố mẹ vợ không nói gì nhưng chỉ cần vợ anh lên phòng là ông cụ lại gọi con rể vào phòng riêng nói chuyện, gây sức ép để anhvề đây dạy học, nhưng nói năng những lời rất khó nghe, khiến anh chạnh lòng.

Chưa hết, mẹ vợ mỗi khi xót con lại gọi điện cho anh trách móc “hay là anh bỏ nó đi, buông tha nó đi để tôi lo cho nó cuộc đời mới!”, khiến anh rất ức chế! Thành biết tất cả những nguồn cơn của chuyện này chính là việc anh là một thằng con rể nghèo nên bố mẹ vợ mất mặt, vì nghèo nên anh mới bị bố mẹ vợ đối xử như “một thằng nhà quê chiếu dưới, lại còn sĩ diện hão!” – lời của bố vợ khi anh từ chối sự giúp đỡ của ông.

Nhìn vợ bụng mang dạ chửa, tinh thần khá hơn ngày xưa do được cha mẹ chăm sóc Thành lại thấy thương, nhưng nghĩ đến những lời nói và thái độ của bố mẹ vợ với mình, anh thấy nhục và rất ức chế! Người ta bảo “giàu chưa chắc đã sang, nhưng nghèo chắc chắn là hèn!”, ngẫm…anh thấy thấm lắm! Nhiều khi buồn bã mà chẳng biết giãi bày với ai, đành mượn cái máy tính đăng những dòng này lên giãi bày với rượu và người trong thiên hạ vậy…

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.