Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Bí ẩn đằng sau cái tên Black Friday

Vài năm trở lại đây, Black Friday trở thành một ngày hội mua sắm được các “tín đồ” shopping chờ đợi. Một vài thông tin tham khảo “Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì?" sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày hội đặc biệt này.

Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì?

Dưới đây là một số thông tin thú vị giúp bạn giải đáp thắc mắc “Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì?”:

Black Friday là ngày gì?

Black Friday hay còn được gọi là ngày "Thứ Sáu đen tối" là một cái tên không chính thức cho ngày thứ Sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Mỹ và Canada rơi vào ngày Thứ Năm lần thứ 4 trong tháng 11. Vì vậy, ngày Thứ Sáu đen tối rơi vào khoảng ngày 23/11 - 29/11 và được coi là ngày mở hàng cho mùa mua sắm Giáng sinh của Mỹ kể từ năm 1952. 

Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Bí ẩn đằng sau cái tên Black Friday - Ảnh 1.

Ảnh: Cellphones

Khởi nguồn của ngày Black Friday 

Ngày đặc biệt này có bắt nguồn từ tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra vào ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia (Mỹ), khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau ở các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến. Theo truyền thống, đây cũng được xem là ngày bắt đầu mùa mua sắm Giáng sinh.

Một số khác lại cho rằng, tên gọi Black Friday được bắt nguồn từ những năm 1950, cũng tại thành phố Philadelphia. Cảnh sát địa phương nơi đây đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả các thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn vì đó là một ngày "đặc biệt khó khăn" đối với họ, do khối lượng người mua sắm tăng vọt đổ vào thành phố từ các vùng ngoại ô.

Black Friday là ngày mua sắm lớn với nhiều chiến dịch giảm giá sâu, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Vào ngày này các nhãn hàng sẽ tung ra những deal giảm giá sốc nhất của mình nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm. Trong tiếng Anh có thuật ngữ  "In The Black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "In The Black" là "In The Red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Trước đây, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Chính vì thế, Black Friday không chỉ là cơ hội để người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm yêu thích với giá tốt mà còn là dịp để các doanh nghiệp thúc đẩy nhu cầu mua sắm, gia tăng doanh số. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp.

Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Bí ẩn đằng sau cái tên Black Friday - Ảnh 2.

Ảnh: Hoa Thiên Thảo

Sức hút mạnh mẽ của ngày Black Friday

Black Friday là một ngày lễ cực kỳ sôi động. Vào ngày này, phần lớn các cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ khoảng 4 giờ sáng hoặc sớm hơn. Hàng chục ngàn mặt hàng được giảm giá cực lớn, có thể lên đến 30 - 40%, hay thậm chí còn lớn hơn đối với các mặt hàng thông dụng như điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, nội thất, thời trang,... Nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí cho phép nhân viên nghỉ làm trong ngày lễ mua sắm lớn nhất trong năm này. Nếu có mặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng hàng trăm người chen lấn, lao vào nhau để giành giật những món đồ giảm giá mạnh.

Trong vài năm gần đây, sự kiện Black Friday không còn chỉ giới hạn ở các quốc gia phương Tây mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp, các nhà bán hàng của Việt Nam cũng đang dần thích nghi, hưởng ứng và tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Vào dịp này, biển quảng cáo khuyến mãi Black Friday xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến phố với mức giảm giá lên đến 70%. Để tận dụng tối đa lượng người mua sắm, nhiều cửa hàng tổ chức khuyến mãi trước đó cả tuần thay vì chỉ tập trung giảm giá vào một ngày duy nhất. Song, nhiều tín đồ mua sắm vẫn có tâm lý chờ đúng ngày để có cơ hội mua những món đồ ưng ý với mức giảm giá sâu.

Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Bí ẩn đằng sau cái tên Black Friday - Ảnh 3.

Ảnh: Marketing24h

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.