Bộ Công thương: Di dân thủy điện giúp thu nhập cao hơn

Bộ trưởng Công thương cho biết, việc di dân, tái định cư các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi giúp thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đạt 11 triệu/người/năm.

Theo báo cáo của Bộ Công thương gửi QH về công tác quy hoạch, xây dựng các công trình thuỷ điện, tính đến tháng 9/2016, cả nước có 306 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy Nlm=15.474,3 MW đang vận hành phát điện.

bo cong thuong di dan thuy dien giup thu nhap cao hon
Thủy điện Sông Bung 2, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Cao Thái

Ngoài ra có 193 dự án (5.662,66 MW) đang thi công xây dựng; 245 dự án (3.006 MW) đang nghiên cứu đầu tư.

Trong 3 năm, QH đã loại khỏi quy hoạch 8 dự án thuỷ điện bậc thang (655 MW) và 463 DATĐ nhỏ (1.404,68 MW) do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường, xã hội và hiệu quả thấp.

Đồng thời, không xem xét quy hoạch 213 vị trí tiềm năng thủy điện (349,61MW).

Cả nước có 84 dự án thủy điện trên địa bàn 24 tỉnh với tổng mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là trên 53.000 tỉ đồng, hiện đã giải ngân trên 39.000 tỉ đồng.

“Do thực hiện có hiệu quả dự án di dân, tái định cư, đời sống người dân được cải thiện và nâng lên đáng kể so với trước khi di chuyển đến nơi ở mới. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm. Năm 2015 đạt 11 triệu đồng/người/năm”.

Tỉ lệ hộ tái định cư nghèo chiếm khoảng 20%, tuy còn cao nhưng đã giảm nhiều so với trước khi di chuyển.

Trung bình mỗi hộ tái định cư được giao 1,1ha đất bao gồm cả đất ở, đất nông nghiệp, chủ yếu tại các dự án thuỷ điện lớn như: Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát, Tuyên Quang...

Cán bộ quản lý đập không có chuyên môn

Xác định công tác an toàn đập, hồ chứa và vận hành quản lý an toàn đập là nhiệm vụ then chốt, Bộ Công thương cho biết, hiện các đập thuỷ điện đều đang vận hành an toàn, ổn định. Các chủ đập đều thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.

Hầu hết các hồ chứa đã vận hành hoặc chuẩn bị đưa vào vận hành đều có quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền (Thủ tướng, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương hoặc UBND cấp tỉnh) phê duyệt.

Trong đó Bộ Công thương phê duyệt 154 quy trình có dung tích từ 1 triệu m3 và trình Thủ tướng phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa Sê San 4A (dung tích 7,5 triệu m3).

Tuy nhiên, Bộ Công thương cho rằng hiện nay một số quy định về quản lý an toàn đập đã không còn phù hợp, chưa được sửa đổi.

Đa số cán bộ làm công tác quản lý an toàn đập tại các địa phương không có chuyên môn về xây dựng, thủy lợi... nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý nhà nước về an toàn đập các địa phương chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc hướng dẫn các chủ đập xây dựng phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du, phương án bảo vệ đập, cắm mốc giới xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập... và tổ chức phê duyệt các phương án này.

Chưa kể một số chủ đầu tư nhà máy thuỷ điện chưa thực hiện đầy đủ các quy định về phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập và chống lũ lụt cho vùng hạ du; việc phối hợp đôn đốc, chỉ đạo của các ngành và địa phương chưa thường xuyên và chặt chẽ.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...