Theo đó, Báo cáo nghiên cứu khả thi phải xác định được các rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án và đánh giá các tác động đối với dự án khi xảy ra rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro. Nội dung này được thể hiện dưới dạng bảng phân định trách nhiệm gánh chịu rủi ro của dự án, bao gồm:
Xác định các rủi ro chính của dự án: Rủi ro về pháp lý; rủi ro xã hội; rủi ro về quyền sử dụng đất; rủi ro về môi trường; rủi ro về thiết kế, xây dựng, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất; rủi ro về tài chính; rủi ro về tình hình kinh tế; rủi ro về nhu cầu của thị trường…
Mô tả và phân tích khả năng xảy ra các rủi ro chính của dự án và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với dự án: chi phí, tiến độ, bố trí vốn…
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2019 và thay thế Thông tư số 86/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải