Bộ GTVT đề xuất mở lại nhiều đường bay quốc tế từ 1/8

Dự kiến từ 1/8, Việt Nam có thể mở lại nhiều đường bay với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia và đóng khoảng 2.500-3.000 khách mỗi tuần.

Theo tin từ Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về phương án tổ chức các chuyến bay quốc tế thường lệ đến các khu vực ưu tiên gồm Quảng Châu (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia) với tấn suất 1 chuyến/tuần/điểm đến kể từ đầu tháng 8. 

Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất địa điểm tiếp nhận các chuyến bay trong giai đoạn đầu đó là Quảng Châu (Trung Quốc) - Đà Nẵng; Tokyo (Nhật Bản) - Hà Nội; Seoul (Hàn Quốc) - Hà Nội; Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) - TP Hồ Chí Minh; Vientiane (Lào) - Quảng Ninh; Phnom Penh (Campuchia) - Cần Thơ.

Trong giai đoạn đầu, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo hãng hàng không khai thác với tần suất chỉ 1 chuyến/tuần/điểm đến nhằm sử dụng hiệu quả nhân lực (phi công, tiếp viên) đang thực hiện các chuyến bay quốc tế giải cứu công dân do Bộ Ngoại giao xây dựng.

Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và các bên tăng tần suất, số đường bay, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các hãng hàng không tăng tần suất khai thác.

Theo tính toán của Bộ GTVT, dự kiến mỗi tuần sẽ có từ 2.500-3.000 hành khách được đưa vào Việt Nam trên các chuyến bay thường lệ, không kể các chuyến bay giải cứu công dân, chuyến bay thuê chuyến chở chuyên gia từ các địa điểm khác trên thế giới vào Việt Nam chở từ 1.000-1.500 hành khách.

Hành khách khi làm thủ tục chuyến bay (check-in) các chuyến bay này phải có visa hợp lệ; hành khách nhập cảnh Việt Nam thực hiện cách li theo qui định về phòng, chống dịch khi nhập cảnh.

Trước đó tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức ngày 10/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tần suất, điều kiện vận chuyển hành khách sẽ do nhà chức trách hàng không Việt Nam và Trung Quốc thống nhất.

#StandUpVietnam là chương trình đặc biệt đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua những khó khăn từ đại dịch COVID-19.

#StandUpVietnam mong muốn được đón nhận những chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh doanh, cách thức quản trị trong khủng hoảng… từ chính những doanh nhân đang chèo lái DN vượt qua thử thách lớn này.

Các thông tin từ quí DN sẽ được các cơ quan báo chí tham gia #StandUpVietnam biên tập, đăng tải hoàn toàn miễn phí trong chương trình nếu nội dung được đánh giá là hữu ích, thiết thực, tích cực.

Các thông tin vui lòng gửi về địa chỉ email info@vietnambiz.vn và info@vietnammoi.vn kèm đầu mối liên lạc để #StandUpVietnam có điều kiện tương tác, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.