Cụ thể, TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) phát hiện hộ ông Dương Văn Vũ ở xã Trung Nghĩa; hộ ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ) có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Còn tại tỉnh Thái Bình, đã phát hiện một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà có dịch tả lợn châu Phi.
Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Trung ương, địa phương và chính quyền các cấp của địa phương thực hiện tiêu hủy toàn bộ 33 con lợn của hộ chăn nuôi ông Dương Văn Vũ và 101 con lợn của hộ ông Lê Xuân Tình; tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.
Ngành thú y thành lập chốt kiểm dịch, quản lí chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch, tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.
Tại tỉnh Thái Bình, đã phát hiện có sáu hộ chăn nuôi thuộc bốn thôn thuộc xã Đông Đô, huyện Hưng Hà có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đến thời điểm này, 123 con lợn của các hộ chăn nuôi đã bị tiêu hủy hoàn toàn. Cơ quan thú y và chính quyền địa phương đã thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao; thành lập chốt kiểm dịch, quản lí chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.
Để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi, Cục trưởng Thú y khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y buổi họp báo công bố dịch tả lợn châu Phi chiều 19/2. |
Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh. Không mua con giống không rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lí nhiệt chín. Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang mầm bệnh từ nơi khác vào.
Khi phát hiện lợn bệnh, lợn nghi bệnh, không bán chạy lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường vì sẽ làm lây lan rất nhanh. Không điều trị vì bệnh này không điều trị được, chưa có vaccine…
“Dù đã phát hiện dịch nhưng đây là những ổ dịch nhỏ nên người dân không nên hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp để phòng chống dịch, nhất là các biện pháp sinh học như rắc vôi bột chung quanh chuồng trại, tiêu độc khử trùng chung quanh chuồng trại. Tuyệt đối không được đưa lợn bệnh ra ngoài vùng dịch", ông Đông nhấn mạnh.
Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn mà lựa chọn những sản phẩm có đủ truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Mặt khác, đây là bệnh đặc chủng của con lợn, nên không lây sang các động vật khác. |
Dự báo giá heo hơi ngày 20/2: Cấp bách chống dịch tả heo châu Phi tràn vào Việt Nam
Dự báo giá heo hơi ngày 20/2 tại miền Nam sẽ có nhiều nơi tăng từ 2.000 - 3.500 đồng/kg so với cuối tuần trước, ... |
Giá heo hơi hôm nay (19/2): Miền Nam đạt mốc 57.000 đồng/kg, tăng trên diện rộng
Giá heo hơi hôm nay ngày 19/2 tại miền Nam có nhiều nơi tăng từ 2.000 - 3.500 đồng/kg so với cuối tuần trước, đáng ... |
Dự báo giá heo hơi ngày 19/2: Nguy cơ cao lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi sang Việt Nam
Dự báo giá heo hơi tại miền Nam cao nhất vẫn sẽ là 56.000 đồng/kg. So với cùng kì năm ngoái hiện giá heo đang ... |
Đô thị 20:12 | 08/05/2020
Du lịch 20:10 | 08/05/2020
Kinh doanh 18:00 | 08/05/2020
Du lịch 18:00 | 08/05/2020
Nhà đất 18:34 | 15/04/2020
Nhà đất 19:28 | 12/04/2020
Đô thị 16:06 | 02/04/2020
Nhà đất 14:48 | 17/03/2020