Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng một lần nữa khẳng định quan điểm xây dựng đặc khu kinh tế của Chính phủ khi trả lời câu hỏi từ các nhà đầu tư tại hội thảo Triển vọng kinh tế 2018-2020 tổ chức sáng 15/5.
Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tinh thần chỉ đạo xuyên suốt trong xây dựng đặc khu tại Việt Nam là tạo sân chơi, luật chơi mới với thể chế vượt trội và cạnh tranh so với các nước trong khu vực. "Chính sách tại đặc khu sẽ nhất quán, ổn định, lâu dài và có tính vượt trội nhằm giúp các nhà đầu tư yên tâm với sự cam kết của Chính phủ", ông khẳng định.
Người đứng đầu ngành kế hoạch cũng khẳng định, thể chế xây dựng đặc khu được xác định không trái với Hiến pháp, không ảnh hưởng đến vấn đề quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia, môi trường và sức khỏe người dân.
"Chúng tôi tin, với sự tham gia ý kiến của nhiều chuyên gia khoa học và nhà nghiên cứu trong nước, đến nay bộ luật này đảm bảo đạt chất lượng, thu hút được nhà đầu tư và đạt tính khả thi của các đặc khu này sau khi được Quốc hội ban hành", Bộ trưởng Dũng nói.
Bổ sung thêm, ông Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội nhận xét, qua nhiều góp ý và chỉnh sửa, dự thảo Luật Đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc hiện đã khá hoàn thiện.
Những ưu đãi tại 3 đặc khu tương lai Tạ Lư |
Đề cập tới tính vượt trội, ông Phúc cho rằng, dự thảo đưa ra quy định về tổ chức chính quyền đặc khu theo hai cấp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân nhưng thẩm quyền sẽ vượt trội, đặc biệt hơn nhiều so với chính quyền tại các địa phương hiện tại.
Những thẩm quyền giải quyết đầu tư trước đây thuộc Chính phủ, cấp tỉnh ... thì nay được phân quyền cho chính quyền đặc khu.
"Nhà đầu tư sẽ không mất thời gian, lặn lội "ra Hà Nội, lên tỉnh" để xin giấy phép đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết ngay tại chỗ, theo cơ chế một cửa", ông Phúc cho hay.
Tính toán của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, việc hình thành các đặc khu kinh tế sẽ giúp Nhà nước thu về hàng tỷ đôla Mỹ.
Tại Vân Đồn, ước tính Nhà nước sẽ thu được khoảng 1,9 tỷ USD từ thuế và phí; 2,1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất. Đặc khu Bắc Vân Phong cũng dự kiến đem lại khoảng 1,2 tỷ USD thuế và phí, 1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất. Còn tại Phú Quốc, con số này khoảng 3,3 tỷ USD.
Dự luật Đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt với 85 điều, sẽ được trình lấy ý kiến lần 2 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV khai mạc ngày 21/5 tới.
‘Trùm’ môi giới tại Bắc Vân Phong: Giá đất vẫn lên dù đang siết chặt quản lý đất đai
Khi UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tạm dừng giao dịch đất đai tại huyện Vạn Ninh (dự kiến hình thành Đơn vị hành chính ... |
Dự án Cocobay Đà Nẵng: Chính quyền chịu trách nhiệm gì?
Liên quan đến những tồn tại, sai sót của Tập đoàn Empire, chủ đầu tư Dự án Cocobay, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ ... |
Cận cảnh Dự án Cocobay Đà Nẵng vừa bị Bộ Xây dựng kết luận sai sót hàng loạt
Dự án Cocobay Đà Nẵng tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng bị Thanh tra Bộ Xây dựng có văn bản kết luận số ... |