Triển lãm xác người nhựa hóa: Quá phản cảm, phi nhân tính |
Chiều 5/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo tổng kết hoạt động sáu tháng đầu năm. Vụ triển lãm Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người đang gây tranh cãi thành tâm điểm, được đề cập đầu tiên.
Ông Nguyễn Thái Bình - phát ngôn viên của Bộ - cho biết cơ quan quản lý đang chờ báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM, hạn chót là ngày 10/7. Tuy vậy, ngày mai (6/7), Bộ yêu cầu Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - ông Vi Kiến Thành - vào TP HCM để kiểm tra độc lập. Kết luận từ ông Thành sẽ không phụ thuộc vào báo cáo của Sở.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ nên dừng sự kiện - dự kiến kéo dài từ ngày 21/6 đến 31/12 - trong khi chờ báo cáo. Tuy vậy, ông Bình cho biết cần tuân thủ quy trình, luật pháp nên chưa thể quyết định. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ tham mưu cách xử lý.
Hình ảnh trong triển lãm cơ thể người tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần. |
Đầu năm nay, Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - cơ quan trung ương - từng từ chối cấp phép tại Hà Nội. Họ chỉ đồng ý cấp phép nếu trưng bày tại các trường y khoa để phục vụ nghiên cứu. Hồi tháng 6, Sở Văn hoá
TP HCM - cơ quan địa phương - lại đồng ý cho triển lãm diễn ra. Điều này gây thắc mắc về sự thống nhất quản lý giữa các cơ quan. Bà Trần Thị Thu Đông - Phó Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - cho biết hiện chưa có văn bản pháp luật chung cho quản lý hoạt động triển lãm.
"Khi đơn vị Hàn Quốc xin phép ở Hà Nội, họ không nói là triển lãm nghệ thuật mà là triển lãm cơ thể người. Cục trưởng Vi Kiến Thành có hướng dẫn họ nên xin Bộ Y tế hoặc đơn vị khác cho phù hợp". Bà Đông nói thêm cơ quan quản lý đang xây dựng dự thảo nghị định để quản lý tốt hơn lĩnh vực triển lãm sau này.
Trước đó, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM khẳng định họ cấp giấy phép cho triển lãm đúng quy trình. Triển lãm đầu tiên về cơ thể người được tổ chức ở TP HCM gây tranh cãi khi trưng bày 137 mẫu vật là bộ phận cơ thể người thật, được nhựa hóa nhờ công nghệ bảo tồn xác người Plastination. Nhiều khán giả cho rằng trưng bày cơ thể người chết không phù hợp văn hóa Việt trong khi số khác thấy đây là cách tiếp cận khoa học. Triển lãm tương tự từng diễn ra ở hơn 60 thành phố trên khắp thế giới, gây nhiều tranh luận.
Việc gắn mác "18+" trước cổng triển lãm ảnh nude cũng được đưa ra bàn bạc trong cuộc họp.
Một số ý kiến cho rằng không cần thiết bởi thế giới đã có nhiều sự kiện tương tự, giúp người trẻ hiểu hơn về ranh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật. Trước phản ánh của công chúng, Cục Mỹ thuật quyết định không dán nhãn "18+" như dự kiến.
Triển lãm ảnh nude đầu tiên tại Hà Nội dự kiến diễn ra từ ngày 23 đến 30/7. Sự kiện quy tụ tác phẩm của 10 nghệ sĩ nhiếp ảnh gồm: Thái Phiên, Dương Quốc Định, Nguyễn Dzũng Art, Đào Đức Hiếu, Phó Bá Cường, Nguyễn Á, Ngô Văn Phú, Đỗ Thị Mai, Lê Quang Châu, Trần Nhân Quyền. Mỗi tác giả sẽ có khoảng năm tới bảy ảnh được trưng bày.
Bảo tồn tử thi bằng công nghệ Plastination tại triển lãm cơ thể người là gì?
Các mẫu vật được trưng bày tại triển lãm Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người được giới thiệu là làm từ cơ ... |
Triển lãm xác người nhựa hóa: Quá phản cảm, phi nhân tính
Đó là ý kiến của nhiều người xem triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người” - vốn bị cấm tổ chức ... |
Bộ VH-TT-DL yêu cầu báo cáo về triển lãm nội tạng và cơ thể người
Chiều nay 4.7, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm (Bộ VH-TT-DL) có văn bản gửi Sở VH-TT TP.HCM, yêu cầu báo cáo ... |