Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ tu bổ nhưng phá dỡ, bê tông bờ kè 200 tuổi ở Kinh thành Huế

Liên quan đến vụ việc phá dỡ khi tu bổ kè hộ thành hào ở Kinh thành Huế, ngày 23/4, Văn phòng Chính Phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lí một số thông tin báo chí phản ánh.

Cụ thể, trong văn bản bản này, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu nội dung mà báo chí đã đăng liên quan đến việc tu bổ di tích Kinh thành Huế nhưng lại phá, làm mới.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ tu bổ nhưng phá dỡ, bê tông bờ kè 200 tuổi ở Kinh thành Huế - Ảnh 1.

Bê tông bờ kè Hộ thành hào là hào nước bao bọc quanh Kinh thành Huế.

Theo tìm hiểu, hộ thành hào là hào nước bao bọc quanh Kinh thành Huế được xây dựng từ năm 1832. Bờ kè này được đắp bằng đá núi, theo kỹ thuật xếp đá khan không sử dụng vữa kết dính.

Tuy nhiên, trải qua gần 200 năm, công trình bị xuống cấp nên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt dự án "Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế" với tổng mức đầu tư hơn 1.280 tỉ đồng.

Trong đó, có hạng mục "Tu bổ, tôn tạo hệ thống kè hộ thành hào" có tổng chiều dài gần 20km (gồm 2 mặt hào).

Theo hồ sơ dự án, phương án tu bổ là "Bảo tồn nguyên trạng những đoạn kè còn tốt; hạ giải, tu bổ, phục hồi những đoạn kè bị hư hỏng nặng; gia cố, tu bổ những đoạn kè hư hỏng vừa và nhỏ".

Thế nhưng, khi dự án bắt đầu, nhiều ý kiến người dân phản ánh việc đơn vị thi công đã đưa các phương tiện cơ giới phá bờ kè gốc của hào nước, rồi xây kè gần như mới bằng bê tông, cốt thép.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ tu bổ nhưng phá dỡ, bê tông bờ kè 200 tuổi ở Kinh thành Huế - Ảnh 2.

Một góc bờ kè bê tông mới hiện nay.

Ngay sau khi dư luận, báo chí đưa tin xôn xao về vấn đề này, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn yêu cầu Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẩn trương rà soát vụ việc, báo cáo UBND tỉnh.

chọn
Chi tiết tồn kho hơn 11 tỷ USD tại 10 doanh nghiệp bất động sản
Các chủ đầu tư kỳ vọng việc mở bán và ghi nhận doanh thu dự án sẽ được đẩy nhanh hơn trong thời gian tới, qua đó giảm áp lực hàng tồn kho và có thanh khoản dòng tiền.