Bức tranh quy hoạch các trục động lực, các cửa ngõ kết nối của tỉnh Trà Vinh

Theo Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ quy hoạch hai vùng kinh tế - xã hội; ba trục động lực phát triển và ba cửa ngõ kết nối.

Một góc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh hiện nay. (Ảnh: Báo Công thương).

Theo Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ quy hoạch hai vùng kinh tế - xã hội; ba trục động lực phát triển và ba cửa ngõ kết nối.

Theo đó, hai vùng kinh tế - xã hội bao gồm vùng phía đông là vùng động lực phát triển, bao gồm các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và TX Duyên Hải (TX Duyên Hải là trung tâm vùng liên huyện) trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, là cửa ngõ giao thông đường thủy của đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, tập trung phát triển kinh tế biển, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; phát triển dịch vụ thương mại và du lịch biển; kết hợp khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Phát triển Khu kinh tế Định An thành trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển và logistics, công nghiệp và du lịch của vùng ven biển; phát triển khu du lịch Ba Động; hình thành và phát triển mạng lưới đô thị ven biển trong đó lấy TX Duyên Hải làm trung tâm.

Vùng liên huyện phía tây bao gồm TP Trà Vinh và các huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, trong đó huyện Tiểu Cần (định hướng nâng cấp lên thị xã) là trung tâm vùng liên huyện.

TP Trà Vinh (mở rộng một phần các huyện Châu Thành, Càng Long) là đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. TP Trà Vinh và các huyện Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành là địa bàn phát triển các hoạt động kinh tế tổng hợp. Phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần.

Không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được xây dựng trên cơ sở ba trục kết nối chính, bao gồm trục phát triển theo tuyến đường bộ ven biển, là trục phát triển kinh tế động lực của tỉnh, trọng tâm là Khu Kinh tế Định An, trong đó tập trung phát triển năng lượng tái tạo, cảng biển, logistics, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch và kết nối mạng lưới các đô thị ven biển.

Trục phát triển theo tuyến QL 60, là trục kết nối không gian hướng Bắc - Nam của tỉnh (kết nối Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng), thực hiện các hoạt động giao thương hàng hóa giữa Trà Vinh với các trung tâm đầu mối tiểu vùng phía đông và các chùm đô thị liên vùng ĐBSCL, kết nối với TP HCM.

Trục phát triển theo tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh (CT 36) là trục kết nối Đông - Tây của tỉnh, kết nối vùng liên huyện phía Đông và vùng liên huyện phía Tây của tỉnh, thực hiện kết nối kinh tế biển của tỉnh Trà Vinh với các tỉnh thượng nguồn sông Cửu Long và Campuchia.

Ba cửa ngõ kết nối bao gồm cửa ngõ phía tây bắc là huyện Càng Long và TP Trà Vinh mở rộng, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Trà Vinh với hai trục giao thông quan trọng của tỉnh là QL 53 kết nối với tỉnh Vĩnh Long đi các tỉnh miền Tây và QL 60 kết nối với tỉnh Bến Tre đi TP HCM.

Cửa ngõ phía tây nam là huyện Tiểu Cần và huyện Trà Cú, là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Trà Vinh với trục phát triển hình thành bởi hành lang đô thị phía Đông sông Hậu, kết nối với tuyến Nam sông Hậu đi các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau qua tuyến QL 60, QL 54 và đường thủy qua sông Hậu.

Cửa ngõ phía đông sẽ thông qua luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (dự kiến mở rộng thành đường vận tải hàng hải quốc tế) và luồng Định An - biên giới Campuchia.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.