Có nên cho trẻ ăn cá khô hay cá đông lạnh? | |
Cá đực bị chuyển giới sau khi tiếp xúc với nước cống thải | |
Cá biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn để ăn? |
Dưới đây là một số gợ ý giúp bạn quyết định nên mua loại cá nào để vừa an toàn cho sức khỏe lại vừa ngon miệng cho bữa cơm.
Cá ướp lạnh hay cá đông lạnh?
(Ảnh: BrightSide) |
Cá ướp lạnh là những loại cá được bắt và được bỏ vào nước đá để bảo quản. Có 3 điều bạn nên biết về cá ướp lạnh:
- Hầu hết các loại cá ướp lạnh đều là cá nuôi.
- Thời gian bảo quản không vượt quá 12 ngày.
- Các loại cá đông lạnh thường được làm rã đông và bán như cá ướp lạnh.
Vì thế trước khi mua, bạn nên hỏi người bán nguồn gốc của chúng. Nếu được bắt ở xa thì rất có thể chúng là cá đông lạnh. Và một điều quan trọng khác mà bạn cần chú ý đó là kích thước cá. Cá nuôi thường được cho ăn các hormone tăng trưởng, vì vậy kích thước của chúng sẽ lớn hơn những loại cá tự nhiên, thay vì mua những con cá to thì bạn hãy chọn những con có kích thước vừa phải.
Mùi vị và thành phành của cá tươi và cá đông lạnh
(Ảnh: BrightSide) |
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Na Uy đã thực hiện một loạt các thí nghiệm và kết luận rằng, cá đông lạnh nếu được làm đông và bảo quản đúng cách thì hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng vẫn sẽ đảm bảo như cá tươi.
Đôi khi, ta thấy một số con bị biến dạng không có nghĩa là chất lượng của chúng kém. Vì có thể chúng bị va đập, chèn ép trong quá trình vận chuyển. Chỉ khi chúng đã rã đông và làm đông lại nhiều lần thì chất lượng mới bị giảm sút. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt một con dao nóng lên và ngửi mùi, nếu có mùi hôi khó chịu thì chứng tỏ con cá đó đã được làm đông khi nó không tươi.
Và nếu bạn muốn giữ lại những loại vitamin và các chất dinh dưỡng thì nên nấu ngay sau khi vừa rã đông cá.
Độ đông lạnh bao nhiêu thì an toàn?
(Ảnh: BrightSide) |
Theo quy định, mức đá trong cá không được vượt quá 5% trọng lượng của con cá, nhưng thường thì thông tin này trên bao bì không chính xác. Một cách kiểm tra là hãy đập con cá vào một vật rắn nếu nghe thấy tiếng rắc thì chắc chắn con cá này vượt quá chỉ tiêu về độ đông.
Nhìn vào màu sắc của chúng cũng có thể đánh giá chất lượng. Nếu bề mặt nó có vết nứt và nhiều băng thì chúng đã được làm rã rồi đông lại rất nhiều lần. Còn nếu lớp đá có màu vàng thì chúng được làm từ cá ươn.
Nên tìm kiếm những thông tin gì từ bao bì?
(Ảnh: BrightSide) |
Từ năm 2016, rất nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu các nhà sản xuất phải in thêm các thông tin về nơi đánh bắt và quy trình sản xuất lên bao bì. Theo đó, nếu nơi đánh bắt càng xa nhà máy sản xuất thì càng không tốt. Ngoài ra, trên bao bì còn có thông tin về thành phần, bạn hãy chọn những sản phẩm chỉ có cá và nước. Các nhà sản xuất cũng có thể sử dụng polyphosphate để làm tăng trọng lượng của con cá. Để nhận biết cá có được tẩm thêm polyphosphate hay không thì bạn hãy thử chiên nó, nếu có bọt và miếng cá có màu xám thì con cá đó chứa polyphosphate.
Không nên mua những loại cá nào?
(Ảnh: BrightSide) |
Các loại cá tự nhiên (cá ngừ, cá thu, cá kiếm và cá cam) chứa hàm lượng thủy ngân cao, cá càng lớn thì chứa càng nhiều thủy ngân.
Tuy nhiên, các loại cá nuôi (cá hồi, các loại cá da trơn, cá rô phi, cá chép,…) cũng không tốt, do chúng chứa ít chất dinh dưỡng vì chế độ chăm sóc nghèo nàn và ô nhiễm môi trường.
Lựa chọn tốt nhất là cá trích, cá minh thái (cá Pô lặc), cá tuyết, cá mòi, cá thu đao vì chúng chủ yếu được nuôi tự nhiên và không chứa thủy ngân.
Hải sản 'khủng' tăng giá mạnh sau Tết | |
Nên cho trẻ ăn hải sản mỗi tuần | |
‘Bà mụ’ mát tay ép đẻ thành công hàng chục loài cá biển |